One Piece: Sự khác nhau giữa quan điểm công lý của các Đô Đốc, kẻ quá cực đoan, kẻ thì quá thờ ơ

Hải Quân là quân đội chủ lực của Chính Quyền Thế Giới, Hải Quân có thể đương đầu với mọi thế lực trong One Piece họ là những người duy trì công lý và nền hòa bình cho thế giới. Chình vì vậy họ luôn đặt ‘công lý’ làm phương châm sống của mình.

.Đứng trên họ là những Đô Đốc Hải Quân, là những người mạnh mẽ có đủ khả năng để đương đầu với những hải tặc hùng mạnh nhất thế giới. Các Đô Đốc đều mang trong mình những kỹ năng và kinh nghiệm chiến đấu hết sức tuyệt vời. Tuy nhiên mỗi Đô Đốc lại mang trong mình một "chân lý" riêng không ai giống ai.

Hôm nay chúng ta hãy đi tìm hiểu sự khác nhau giữa quan điểm công lý của họ nhé.

1. Akainu

One Piece: Sự khác nhau giữa quan điểm công lý của các Đô Đốc, kẻ quá cực đoan, kẻ thì quá thờ ơ - Ảnh 1.

Đô Đốc Sakazuki hay còn gọi là Akainu, hiện là Thủy Sư Đô Đốc của Hải Quân, người kế nhiệm của Sengoku.

Akainu thật sự là một "quái vật", ông có một sức bền rất lớn, có thể chiến đấu với nhiều kẻ thù mà không thấy bất kỳ dấu hiệu kiệt sức nào. Như trong trận chiến với Aokiji ông đã chiến đấu trong suốt 10 ngày và giành chiến thắng.

Akainu sở hữu trái ác quỷ Magu Magu no Mi thuộc hệ Logia cho phép ông biến cơ thể thành dung nham và điều khiển nó theo ý muốn.

Phương châm của Akainu chính là "Công lý tuyệt đối". Ông thực hiện nó một cách mù quáng và cực kỳ cực đoan. Bất kỳ ai sống trong thế giới của ông từ thường dân, Hải quân, kể cả Cướp biển phải một mực tuân thủ chính nghĩa mà ông đặt ra.

Vì điều đó tại trận chiến Marineford, Akainu đã không ngần ngại giết chết các Hải quân chạy trốn khỏi cuộc chiến hoặc Coby- người mà Akainu cho là không xứng đáng đứng vào hang ngũ hải quân.

2. Kizaru

One Piece: Sự khác nhau giữa quan điểm công lý của các Đô Đốc, kẻ quá cực đoan, kẻ thì quá thờ ơ - Ảnh 2.

Đô Đốc Borsalino hay còn gọi là Kizaru, sau khi Aokiji từ chức khỏi Hải Quân và Akainu được thăng chức lên Thủy sư Đô Đốc, Kizaru là Đô Đốc duy nhất còn lại trong bộ ba Đô Đốc Hải Quân trước đó.

Kizaru nắm giữ danh hiệu "chiến binh mạnh nhất trong chính phủ Thế Giới và Hải Quân", ông có khả năng nghe rất tốt có thể nghe được chuyển động dưới nước.

Kizaru sở hữu sức mạnh của trái ác quỷ Pika Pika no Mi thuộc hệ Logia có nghĩa là "tia sáng". Ông có thể di chuyển và tấn công với tốc độ ánh sáng, và tất cả những đòn tấn công của ông đều dựa vào nguyên tố ánh sáng.

Khác với Akainu thì phương châm của Kizaru là "Công lý mơ hồ". Ông coi mọi việc nhẹ như không, bất chấp việc đó nghiêm trọng như thế nào. Thậm chí trong những tình huống nguy hiểm hay bất ngờ, Kizaru dường như cũng không biểu hiện bất kỳ thái độ "sốc" nào cả, lúc nào cũng ung dung tự tại.

Tuy nhiên Kizaru lại tỏ ra là một người khá tàn nhẫn, ông không bao giờ tỏ ra bất kỳ sự cảm thông hay thương xót nào đối với kẻ thù, đặc biệt là những hải tặc ông nhắm tới.

3. Kuzan

One Piece: Sự khác nhau giữa quan điểm công lý của các Đô Đốc, kẻ quá cực đoan, kẻ thì quá thờ ơ - Ảnh 3.

Đô Đốc Kuzan còn được biết tới với biệt danh Chim Trĩ Xanh Aokiji từng là Đô Đốc đầu tiên được giới thiệu trong thế giới One Piece. Trước đó anh đã được Sengoku bổ nhiệm vào vị trí Thủy sư đô đốc. Tuy nhiên, sau khi Sakazuki lấy mất vị trí này, ông đã từ chức khỏi Hải Quân và hợp tác với băng hải tặc Râu Đen.

Kuzan có năng lực của trái băng giá Hie Hie no Mi, một trái thuộc hệ Logia, cho phép người dùng kiểm soát, tạo ra và biến thân mình thành băng.

Phương châm sống của Kuzan lại là "Công lý lười biếng", điều này khiến người ta nghĩ rằng ông không thể nào trở thành một Hải Quân có chức vụ cao như vậy, họ thường đánh giá thấp ông và điều đó càng làm cho Kuzan trở nên nguy hiểm.

Sự thoải mái ung dung khi thực hiện những nhiệm vụ nghiêm trọng khiến ông trở nên rất khó hiểu. Mặc dù không thực sự hứng thú với chiếc ghế Thủy sư Đô đốc, nhưng ông thà đấu tay đôi với Akainu còn hơn là để hắn lấy được vị trí đó. Sau khi bị đánh bại, Kuzan chọn cách từ chức, chứ không chấp nhận việc phải làm kẻ đứng dưới quyền Akainu.

4. Fujitora

One Piece: Sự khác nhau giữa quan điểm công lý của các Đô Đốc, kẻ quá cực đoan, kẻ thì quá thờ ơ - Ảnh 4.

Đô Đốc Issho còn có biệt danh Hổ Tím Fujjitora, ông đã gia nhập đội ngũ Hải Quân thông qua bản dự thảo Quân Đội Thế Giới trong 2 năm timeskip.

Xét về sức mạnh chiến đấu, Fujitora được coi là một trong những chiến binh mạnh mẽ nhất toàn bộ hệ thống Chính Quyền Thế Giới, là một Đô Đốc với "Năng lực quân đội vĩ đại nhất". Mất đi thị giác nhưng khả năng về thính giác của ông là cực kỳ nhạy bén.

Ông đang sở hữu trái ác quỷ Zushi Zushi no Mi, giúp ông có khả năng điều khiển trọng lực.

Xét về tất cả các quan điểm về công lý thì có vẻ chỉ có Fujitora là thật sự tốt, ông mang trong mình lý tương "Công lý hợp lý". Không quan trọng là kẻ thù hay bạn bè, chỉ cần ông sai thì sẽ nhận sai không vì danh phận hay địa vị mà phủ nhận nó.

Khi biết được về tội ác nghiêm trọng của Doflamingo tại Dressrosa, Fujitora đã thay mặt Hải Quân chính thức xin lỗi vua Riku và toàn bộ người dân. Hay việc ông đứng về phía Luffy- dù anh là hải tặc nhưng chỉ cần anh đúng là được.

5. Sengoku

One Piece: Sự khác nhau giữa quan điểm công lý của các Đô Đốc, kẻ quá cực đoan, kẻ thì quá thờ ơ - Ảnh 5.

Sengoku còn có biệt danh là Sengoku Phật Tổ, là Thủy sư Đô Đốc Hải Quân trước timeskip. Ông là người kế nhiệm Kong, và là tiền thân của Sakazuki.

Sengoku dường như ăn một loại trái ác quỷ chưa rõ nguồn gốc cho phép ông ta lập tức làm tăng kích thước của mình, tương tự như một tượng khổng lồ, và có thể đây chính là lý do cho biệt danh của ông.

Ông cũng giống các hải quân khác, là một người cuồng "Công lý là chính". Sengoku là người rất tự hào về sự trung thành của mình với Chính Phủ Thế Giới. Ông có ý thức trách nhiệm vô cùng cao, không bao giờ đặt nghi vấn về những nhiệm vụ được giao mà chỉ vâng lệnh hành động.

Sengoku sẽ không để cho kẻ phạm tội được thoát dù là bất cứ lý do gì. Ông đặt tư tưởng công lý của mình trên tất cả mọi thứ. Kể cả với Thất Vũ Hải, mặc cho giá trị của họ đối với Chính Quyền Thế Giới nhưng ông cũng chỉ xem họ là những hải tặc mà thôi.

Tuy nhiên ông lại không tàn ác như Akainu, công lý của ông là sự kết hợp với đạo đức, và chính ông nhiều lần cũng phát biểu về tư tưởng đạo đức.