Một chi tiết cần phải nhắc lại trong Tây Du Ký rằng, xét về thời gian xuất hiện và theo phò Đường Tăng đi thỉnh kinh thì Bạch Long Mã chính là đồ đệ thứ hai, xuất hiện ngay từ hồi thứ 12, còn Trư Bát giới mãi hồi thứ 18 mới tham gia, Sa tăng phải đến hồi 22 mới gia nhập. Tuy nhiên Bạch Long Mã lại chấp nhận gọi những đồ đệ khác của Đường Tăng là sư huynh còn bản thân lùi về cuối cùng và không một lời than vãn.
Ngoài Tôn Ngộ Không ra thì không ai trong đoàn thỉnh kinh biết rõ ràng về lai lịch, nguồn gốc của Bạch Long Mã. Thậm chí đến khi Tôn Hành Giả dắt ngựa về cho Đường Tăng, gã cũng chỉ: "Nhờ ông Yết Ðế mời phật Quan Âm, bắt rồng bạch lấy châu, hóa ngựa kim thế mạng, bữa trước rượt thầy chạy chết, bây giờ làm bộ hiền lành, nếu sau sanh chứng điều chi, thầy nói cho tôi đánh nó. Tam Tạng nghe nói, lượm đất làm hương, để trên bàn thạch, lạy về Nam Hải tạ ơn". Thành ra Đường Tăng chỉ biết đây là con rồng đã ăn thịt ngựa cũ của mình, nay bị Bồ Tát thu phục, hóa thành ngựa cho ông cưỡi đi. Trên hình thức, ngựa trắng cũng không chính thức bái sư, không xếp hạng vai vế cùng Tôn Ngộ Không nên lâu dần, người xem "quên" đi mất.
Lời giải thích của Ngộ Không khiến sư phụ Đường Tăng không biết được chân tướng của Bạch Long Mã
Nếu không có Bạch Long Mã, Đường Tăng đã chết từ... tập thứ 11
Dù mở mồm ra là gọi Đường Tăng là 2 tiếng "sư phụ" nhưng có vẻ như Bạch Long Mã luôn bị đánh giá thấp trong Tây Du Ký. Tuy nhiên gã không chấp trước, lại vui vẻ chấp nhận mọi thứ và một lòng phò tá Đường Tăng, trợ giúp các sư huynh mà không cần danh phận cao sang. Đặc biệt, Bạch Long còn đóng vai trò then chốt trong những thời khắc quan trọng.
Còn nhớ sau khi bị Bát Giới "bơm đểu", lại sẵn cơn nóng giận trong người, Đường Tăng đã đuổi Tôn Ngộ Không vì cho rằng hầu tử đánh chết người vô tội (Kiếp nạn 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh), đoàn thỉnh kinh lúc này chỉ còn lại sư phụ, nhị đồ đệ, tam đồ đệ và Bạch Long Mã tiếp tục lên đường. Đến khi đương đầu với Hoàng Bào Quái mưu mô quỷ quyệt, không còn đại đồ đệ thần thông quảng đại nên Đường Tăng dính bẫy, bị yêu quái biến thành con hổ già, Sa Tăng bị bắt trói lại còn Bát Giới may mắn chạy thoát. Vào thời điểm này, nếu theo lẽ thường thì sư phụ sẽ chết, đoàn thỉnh kinh sẽ tan rã.
Hoàng Bào Quái rút linh đan dùng phép thuật biến Đường Tăng thành hổ
Chính khi quan trọng ấy, Bạch Long Mã đã cắn vào quần áo của Trư Bát Giới, yêu cầu Bát Giới đến Hoa Quả Sơn mời Tôn Ngộ Không về trợ giúp. Cũng chính là Bạch Long Mã đã chỉ ra cái sai của Trư Bát Giới, khiến Thiên Bồng Nguyên Soái hiểu ra nỗi oan của đại sư huynh, xét nghĩa lớn để phục vụ đại cục, quyết tâm cứu sư phụ.
Bạch Long Mã giao chiến với Hoàng Bào Quái
Đặc biệt, một chi tiết rất đắt giá ở hồi này, chính là những giọt nước mắt của Bạch Long Mã khi Đường Tăng gặp nạn. Nên nhớ khi đó, Tam sư huynh không nhỏ giọt lệ nào, Nhị sư huynh cũng không khóc thương sư phụ, chỉ có chú ngựa trắng không có danh phận lại rơi lệ mà thôi. Điều này cho thấy, đối với việc lấy kinh, Bạch Long Mã thật vô cùng tận tâm tận lực, đồng thời nó cũng có tình cảm chân thành đối với sư phụ dù thường ngày chỉ là một chú ngựa im lặng, số lần giao tiếp cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thường ngày lặng im gặm cỏ, Bạch Long Mã lại khi sư phụ cần ắt sẽ có Bạch Long sẵn lòng xả thân
Tiếp đến, Bạch Long Mã dám mạo hiểm thực hiện hành động biến thành một cung nữ để ám sát quái vật ăn cắp áo cà sa. Điều kiện bất lợi nhưng ngựa trắng vẫn một mình dũng cảm đi đánh yêu quái chúa tể, dù bị thương bỏ chạy nhưng vẫn cũng được xem là một thất bại vẻ vang của một trận đánh vinh quang. Một mặt, quan điểm của Bạch Long Mã rất rõ ràng, biết nhìn nhận đánh giá sự việc một cách cẩn hận; một mặtVào thời khắc nguy nan như vậy, Bạch Long Mã sáng suốt yêu cầu Trư Bát Giới mời Tôn Ngộ Không về chủ trì đại cục; một mặt tự thân xông vào hang địch để tìm kế phá bĩnh câu thêm thời gian. Quả thực nếu không nhờ một tay Bạch Long Mã thì Tây Du Ký đã kết thúc sớm rồi.
Bởi vậy mới nói Tây Du Ký chẳng thừa chẳng thiếu một chi tiết, mỗi nhân vật, mỗi sự tình đều có căn cơ riêng của nó, hàm chứa những triết lý thâm sâu mà đọc/xem lần một lần hai không thể nào lĩnh ngộ hết. Còn nhớ bạch Long Mã từng nói về Hầu Vương: "Đại sư huynh rất nhân từ và chính trực" và lời thoại này cũng được giữ lại trong phiên bản gốc phim Tây Du Ký năm 1986. Chắc chắn Đạo diễn Dương Khiết cũng thấy được câu này có nội hàm sâu sắc. Thời điểm đó, ngay cả Trư Bát Giới cũng lo rằng Tôn Ngộ Không mang thù hận mà không chịu giúp, chỉ Bạch Long Mã dám khẳng định rằng Tôn Ngộ không sẽ đến.
Xuất thân từ gia đình danh tiếng nhưng lại hết sức cẩn trọng, tận hết trách nhiệm, hơn nữa lại ăn uống đơn giản - Bạch Long Mã chịu bao vất vả quả thực là một mắt xích không thể nào thiếu trong Tây Du Ký, xứng đáng được người xem nhìn nhận lại một cách xác đáng.