Top 7 phim kinh dị ghê rợn đến nỗi khiến khán giả chạy ra khỏi rạp

(KenhTinGame.vn) - Rất nhiều khán giả đã chịu tiếc tiền khi bỏ về giữa chừng, bởi họ thà như thế còn hơn phải chịu thêm sự tra tấn khủng khiếp ở trong rạp

1. THE EXORCIST (1973)

Là một trong những bộ phim kinh dị danh bất hư truyền “không sợ không lấy tiền”, The Exorcist khiến khán giả nôn mửa hay bất tỉnh vì quá sợ hãi là lẽ thường tình. Qua nhiều năm trời, dù thể loại kinh dị đã có những thay đổi lớn nhưng nhắc đến The Exorcist thì nhiều người vẫn cảm thấy ám ảnh tột độ.

Khi bộ phim được chiếu ở Anh Quốc, xe cấp cứu của bệnh viện St John đã trực sẵn ngoài rạp và chuẩn bị cáng khênh các khán giả “yếu tim”.

Thú vị hơn là một người đàn ông Mỹ đã kiện hãng phim Warner Bros chỉ vì khi xem phim, anh ta đã quá sợ hãi lao đầu về ghế trước và đi toi bộ hàm. Vụ việc vô lý nhưng lại có thực này được hai bên giải quyết êm xuôi.

Ngoài ra, một vài fan “cuồng nhiệt” ở San Francisco đã khẳng định sự xuất sắc của bộ phim bằng việc đập tan màn hình vì cho rằng có đám ma quỷ ở trong đó.

Video dưới đây thể hiện tâm lý hoảng hốt cực độ của khán giả đối với tài sản của rạp phim Regan khi đến xem The Exorcist.

2. THE BLAIR WITCH PROJECT (1997)

Câu chuyện “như thật” năm 1997 đã ám ảnh biết bao người và nghiễm nhiên trở thành bộ phim đáng sợ nhất từ trước tới nay. Đây cũng là bộ phim đầu tiên sử dụng kĩ thuật quay “foootage” (những cảnh phim rung lắc giống như được quay từ các thiết bị quay cầm tay)

Mặc dù cách hù dọa của bộ phim không giống như The Exorcist nhưng những cảnh quay rung chuyển cũng khiến dạ dày của khán giả được phen chao đảo liên hồi, dù tiếc tiền nhưng nhiều người xem vẫn lựa chọn ra về thay vì cố nán lại.

Nhiều rạp phim còn đưa ra yêu cầu rất bi hài: hàng ghế cạnh lối đi ưu tiên dành cho những người yếu tim để tránh ảnh hưởng đến nhiều khán giả.

 Khi bộ phim kinh dị theo phong cách “found footage “ – Cloverfield ra mắt, một vài rạp phim rút kinh nghiệm bằng cách đưa ra lưu ý đối với những người có nguy cơ “say sóng” dẫn đến nôn mửa.

3. 127 HOURS (2010)

Lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về người ngoài hành tinh Aron Ralston bị mắc kẹt trong hẻm núi và một cánh tay bị kẹp vào vách đá, James Franco đã tạo ra một bộ phim kinh dị kinh điển mà không phải ai cũng tiêu hóa nổi.

Mới nghe qua nội dung thôi thì vài người đã tỏ ra thực sự nhàm chán, nhưng những người đã đến xem thì hoảng hồn không biết mình đang xem cái gì khi chứng khiến phân cảnh nhân vật chính dùng một con dao để cắt cánh tay mắc kẹt của mình.

Franco chia sẻ với trang web Vulture: “Bạn cảm thấy mình như đang trực tiếp đối diện với nhân vật. Dù chỉ là khán giả ngồi trước màn hình nhưng vẫn có thể cảm nhận được nỗi đau đớn như chính Aron”.

“ Khi bạn xem đoạn phim anh ấy chia sẻ với gia đình, bạn cảm thấy anh ấy như đang nói với chính bạn. Và khi anh ấy cắt tay để tự giải thoát, cánh tay bạn dường như đau đớn đến nhường nào”.

4. IRREVERSIBLE (2002)

Tác phẩm nghệ thuật có tính bạo lực của đạo diễn Gaspar Noé đã tạo ra một cơn bão lớn tại các liên hoan phim trước khi ra mắt trong sự nóng lòng mong chờ của công chúng.

Nội dụng phim kể về hai người đàn ông đã lên kế hoạch trả thù tàn bạo sau khi bạn gái của họ bị hãm hiếp dã man. Những phân cảnh rùng rợn đã khiến 250 người xem phải chào thua chạy mất dép tại buổi công chiếu ở Cannes.

Những cảnh tượng tàn bạo đến rợn tóc gáy khiến người xem “ôm bụng” đứng ngồi không yên. Đạo diễn bật mí đã sử dụng âm thanh tần số thấp 28Hz để tạo cảm giác căng thẳng đến tột độ.

Bộ phim The Paranormal Activity cũng áp dụng bí kíp này để hù dọa người xem. Và dĩ nhiên khán giả được phen hồn bay phách lạc trước những thước phim “lặng thầm” đến như vậy.

5. THE PASSION OF THE CHRIST (2004)

Bộ phim tái hiện 12 giờ cuối cùng của Chúa Jesus trong công cuộc cứu độ của Thiên Chúa. Tác phẩm là một bức họa sống động về cái chết Chúa Giêsu với những cảnh đòn roi và đóng đinh man rợ sởn gai ốc.

Nhiều khán giả ra về giữa chừng vì quá sợ hãi, đáng buồn là có một phụ nữ Kansas đã đột tử khi chứng kiến cảnh đóng đinh vì quá chân thật đến từng thớ thịt.

Cảnh máu me be bét và hoảng sợ tột độ đã khiến cô bị đau tim, dù được đi cấp cứu nhưng vẫn không thể giữ lại tính mạng. Người thân cho hay cô không hề có bất kì dấu hiệu nào trước khi đến rạp chiếu phim.

6. FREAKS (1932)

Đây là một trong những bộ phim kinh dị nhất mọi thời đại. Lấy bối cảnh trong một rạp xiếc, Freaks đã lồng ghép kĩ thuật diễn xiếc để kể về câu chuyện tình yêu giữa nữ nghệ sĩ đu dây xinh đẹp và người dẫn chương trình biểu diễn. Mọi thứ vỡ lở khi người bạn khuyết tật của anh phát hiện ra cô ta chỉ lấy anh vì tiền. 

Dù được bày tỏ rất rõ ràng nhưng vào những năm 1930, khán giả dường như không thể hiểu được thông điệp về khoảng cách giữa vẻ đẹp lung linh bề ngoài và đạo đức thối nát bên trong. 

Vào thời điểm đó, có một ý kiến cho hay: “Một người bình thường sẽ có suy nghĩ khác biệt so với những người không may mắn khác". Nhiều người lại “chê bai” bộ phim quá kinh khủng và gây ám ảnh đối với từng dây thần kinh não bộ của họ.

Quá nhiều người đã phải “tháo chạy” vì hoảng sợ. Hội đồng kiểm duyệt phim của Anh còn ban hành lệnh cấm công chiếu tác phẩm ma mị này. Tuy nhiên, điều đó không thể che giấu sự thật rằng, cho đến ngày hôm nay thì đây là tác phẩm kinh dị rất xuất sắc và được nhiều người đánh giá cao. 

7. TREE OF LIFE (2011)

The Tree of Life kể về cuộc sống của một gia đình ở Midwestern vào những năm 1950. Bộ phim xoay quanh hành trình cuộc đời của người con cả trong gia đình, Jack,qua những năm tháng ngây thơ của tuổi nhỏ cho đến những năm trưởng thành đau khổ và vỡ mộng khi phải cố gắng hoà thuận với người cha kỹ tính và trầm cảm (Brad Pitt).

Thực tế đây không phải là một bộ phim kinh dị nhưng nó lại có quá nhiều triết lý và viễn tưởng khiến người xem hoang mang không biết đang xem cái gì. Điều đáng sợ ở đây là cảnh tượng người người nhà nhà bỏ về vì nhiều tình tiết quá rối ren.

Nhiều rạp chiếu đã rất khốn đốn khi The Tree of Life lên sóng, họ buộc phải từ chối hoàn tiền hoặc chỉ thanh toán cho những người xem chưa quá 30 phút. Đơn giản là họ nhận ra những khán giả tiềm năng có khả năng “tiêu hóa” bộ phim này mặc dù đây không phải dấu hiệu đáng vui mừng gì.