Ngày nay, khi mà công nghệ game phát triển lên tầm cao mới, nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn coi là game một thảm họa. Trong suy nghĩ của họ, không có sự khác biệt giữa game và những yếu tố gây nghiện có thể làm hư hỏng con cái của mình. Trong lịch sử làng game thế giới, thực sự có một tựa game mang đến những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng.
Game thùng hay còn gọi là game arcade là loại game không còn xa lạ gì đối với game thủ, đặc biệt là người chơi thế hệ thập niên 80 và 90. Tựa game tạo nên một trong những biến cố nguy hiểm kể trên có tên là Polybius. Tựa game này được phát hành vào năm 1981 nhưng chỉ được bán với số lượng hạn chế và được bán giới hạn ở Portland, Hoa Kỳ.
Những người đã trải nghiệm tựa game này cho biết, Polybius là một tựa game hành động có các yếu tố giải đố với đồ họa đẹp hơn nhiều so với các game arcade vào thời điểm đó. Nhịp điệu của game hấp dẫn đến mức mà người chơi không thể dừng lại. Do đó, luôn có một hàng dài người chơi chờ đợi để trải nghiệm Polybius và thậm chí còn được bao quanh bởi nhiều vòng tròn những người đang đứng xem bên ngoài.
Điều kỳ lạ là mỗi ngày, các nhà lắp ráp sẽ tách rời các máy arcade này và khai thác dữ liệu của tựa game. Việc lắp ráp một cỗ máy cồng kềnh như máy thùng tiêu tốn nhiều thời gian và khá tốn kém về chi phí, nên công việc này đem lại sự khó hiểu nhất định.
Vài tháng sau, một hiện tượng thực sự đã xảy ra.
Nhiều người chơi đã từng trải nghiệm Polybius đã trải qua một loạt các triệu chứng nguy hiểm, bao gồm mất trí nhớ, mất ngủ, ảo giác và thường xuyên nhìn thấy những thứ kinh hoàng vào ban đêm. Thậm chí, sau một thời gian sau khi máy Polybius được lắp đặt trong các phòng máy thùng, nhân viên chịu trách nhiệm lắp ráp đã lấy đi một lần nữa khiến các cỗ máy này biến mất trong bí ẩn.
Hành vi bất thường từ đơn vị lắp ráp, kết hợp với những người chơi có triệu chứng nghiêm trọng đã khiến cho dư luận tò mò về Polybius. Công chúng đã suy đoán rằng, những nhà sản xuất máy thùng này có ý định xấu và rất nhiều người nghĩ rằng, đây là một âm mưu tẩy não con người. Thứ rùng rợn nhất lại chính là tên của hãng tạo ra tựa game này: Sinneslöschen. Trong tiếng Đức, Sinnes có nghĩa là giác quan, còn löschen có nghĩa xóa bỏ. Hai cụm từ này đặt cạnh nhau cũng khiến không ít người sợ hãi.
Cho đến bây giờ, Polybius vẫn còn là bí ẩn của làng game thế giới, trở thành truyền thuyết khiến nhiều người không khỏi rùng mình khi nghĩ tới. Thế nhưng một nhà văn Mỹ, Brian Dunning lại có cách nghĩ khác. Polybius giống như tác phẩm của trí tưởng tượng, dựa trên những sự kiện có thật tại Portland cũng trong năm 1981. Hai game thủ đã chơi game quá nhiều. Một người chơi Tempest và bị hình ảnh của game đánh gục. Người này ngất đi và bị đau đầu dữ dội vì không chịu được những hình ảnh trên màn hình. Một người khác thì đau dạ dày dữ dội sau khi chơi liên tục trò Asteroids 28 tiếng đồng hồ để phá kỷ lục.