Các công ty sản xuất game tại Mỹ có làm ăn, hợp tác với công ty công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings là mục tiêu mới nhất lọt vào tầm ngắm của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh. Cụ thể, mới đây là hai công ty nổi tiếng Epic Games và Riot, vốn đã bán cổ phần với lượng lớn cho hãng game từ đại lục, đã được chính quyền địa phương “hỏi thăm”.
Theo báo cáo của Bloomberg, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), do Bộ Tài chính chủ trì đã gửi thư cho Epic Games và nhà sản xuất Liên Minh Huyền Thoại Riot nhằm tìm kiếm thông tin về các giao thức bảo mật của họ liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của người Mỹ. Tuy nhiên, sự trung thực trong việc cung cấp thông tin hay không là từ phía các đơn vị làm game này.
Người phát ngôn của Epic Games cũng như Riot từ chối bình luận khi hãng truyền thông FOX Business nêu ra vấn đề này. Nhưng điều trên cũng phản ánh các công ty game Riot và Epic Games đang chịu áp lực không nhỏ từ chính quyền địa phương.
Tencent hiện công ty game lớn nhất thế giới đã trả 400 triệu đô la vào năm 2011 để mua lại 93% cổ phần của Riot, có trụ sở tại Los Angeles, trước khi mua lại hoàn toàn công ty vào năm 2015. Hãng cũng đã đầu tư 330 triệu đô la nhằm sở hữu 40% cổ phần của Epic Games vào năm 2012. Ngoài ra, tập đoàn internet từ Trung Quốc cũng sở hữu khoảng 5% cổ phần trong Activision Blizzard, nhà phát hành Call of Duty có trụ sở tại Santa Monica, California. Tencent có hơn 300 khoản đầu tư trong danh mục đầu tư của mình tại Mỹ, theo PC Gamer.
Trong báo cáo thu nhập quý 2, doanh thu từ trò chơi online của Tencent ở cả thị trường trong nước và nước ngoài đã tăng 40% lên 38.288.000 Nhân dân tệ, tương đương 5,6 triệu USD. Tổng doanh thu game mobile trong quý là 35.988.000 nhân dân tệ, tương đương 5,3 triệu đô la. Trong khi doanh thu game PC là 10.912.000 nhân dân tệ, tương đương 1,6 triệu đô la. Nhưng các khoản thu từ Mỹ của Tencent đã giảm 2,4% xuống 66,66 USD vào cuối phiên giao dịch ngày 17/09.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc dường như đang có dấu hiệu mở rộng, sang các công ty game, trước đó là công nghệ diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chịu áp lực lớn từ đại dịch COVID-19. Chính quyền Trump cũng đã nhắm mục tiêu ByteDance sở hữu TikTok và đe doạ cấm cửa ứng dụng này tại Hoa Kỳ hoặc là bán cho một công ty Mỹ.