Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ

Có thể nói, sự phát triển vượt bậc ngày nay của Châu Âu, Châu Mỹ có một phần ảnh hưởng từ cơn đau tim chấn động lịch sử thời bấy giờ.

Sự phát triển vượt bậc của Châu Âu, Châu Mỹ trong lịch sử đã góp phần tạo nên những thành tựu lớn cho nhân loại như Internet, smartphone, tên lửa, du hành vào vũ trụ… Thế nhưng có lẽ tất cả những điều đó sẽ đều biến mất nếu không có cơn đau tim thần thánh của một người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới thời kỳ cận đại vào khoảng năm 1186 – 1241: Oa Khoát Đài.

Oa Khoát Đài là con trai thứ 3 của Thành Cát Tư Hãn và là Đại Hãn thứ hai của đế quốc Mông Cổ sau khi cha của ông chết. Ông tiếp tục công việc mở rộng đế quốc mà cha của ông đã bắt đầu, và là Đại Hãn khi đế quốc Mông Cổ đạt tới đỉnh cao của sự mở rộng về phương tây trong quá trình xâm chiếm châu Âu. Giống như tất cả những người con khác của Thành Cát Tư Hãn, ông tham gia một cách tích cực vào việc chinh phục tại miền tây Trung Quốc và Trung Á.

Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ - Ảnh 1.

Oa Khát Đài là vị vua có tham vọng nhất trong các khả hãn khi muốn chiếm toàn bộ Châu Âu làm thuộc địa

Ở thời điểm đó, chắc nhiều người còn nhớ câu "võ ngựa Mông Cổ tới đâu, cỏ không mọc được tới đó". Đội quân thiện chiến nhất thế giới bấy giờ chính là Mông Cổ, đánh đâu thắng đó, tất cả là nhờ một vị tướng được người đời công nhận là đứng hàng đầu tất cả các vị tướng trong nhân loại cho tới thời điểm hiện tại: Tốc Bất Đài.

Tốc Bất Đài là một danh tướng Mông Cổ bách chiến bách thắng dưới trướng của Thành Cát Tư Hãn và Oa Khoát Đài. Ông là một trong "tứ khuyển" hay tứ dũng, tứ tiết theo các gọi thân mật mà Thành Cát Tư Hãn đặt cho tứ đại dũng sĩ của thảo nguyên Mông Cổ là Bác Nhĩ Truật Giả Lặc Miệt (Gia Luật Mễ), Mộc Hoa Lê và Tốc Bất Đài. Ông là cha của danh tướng Mông Cổ Cốt Đãi Ngột Lang và là ông nội của A Châu (A Truật, Ajiu), viên tư lệnh Mông Cổ tiêu diệt nhà Nam Tống.

Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ - Ảnh 2.

Trong thời kì loạn lạc, người ta chết vì chiến tranh, riêng Tốc Bất Đạt lại chết vì tuổi già

Với tỷ lệ thắng gần như 99,99% do trong lịch sử chưa từng ghi nhận bất kì một thất bại nào của Tốc Bất Đài, ông là vị tướng vĩ đại nhất Mông Cổ đã chinh phục được 32 quốc gia, trải qua 20 chiến dịch lớn và 65 trận đánh quyết định lịch sử. Ông cho tới thời điểm hiện tại, là vị tướng duy nhất chiến thắng quân Nga, trên đất Nga vào mùa đông, điều mà ngay cả Napoleon Bonaparte, Hitler cũng không thể làm được tương tự.

Bí quyết chiến thắng của Tốc Bất Đài chính là sự thu thập thông tin đối thủ trong khoảng 1 đến 2 năm trước khi tiến đánh. Đồng thời cách đánh của ông cũng khác hoàn toàn so với các quốc gia khác. Thay vì đưa tướng ra trước dàn quân đánh để cổ vũ sĩ khí và có nguy cơ bị gạ gục, ông và các tướng Mông Cổ đứng đằng sau quân lính, chỉ huy bằng cờ lệnh trên cao để có được những cách tấn công, phòng thủ hiệu quả nhất.

Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ - Ảnh 3.

Với chiến thuật khác biệt, quân Mông Cổ dễ dàng chiến thắng các đội quân hùng mạnh nhất của Châu Âu bấy giờ

Vào thời điểm đó, đế quốc Mông Cổ là đội quân "không thể cản phá". Quân Hungary và Ba Lan được coi là mạnh nhất bấy giờ ở Châu Âu cũng thua trận, thì gần như cả Châu Âu đã nằm gọn trong bàn tay của Oa Khát Đài. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, "đùng" 1 cái Oa Khát Đài bị đau tim, đột quỵ và chết vào tháng 12 năm 1241. Cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ chinh phạt Châu Âu trở thành "cuộc viễn chinh cuối cùng".

Theo tục lệ của Mông Cổ, khi một khả hãn qua đời thì tất cả quân Mông Cổ ở bất kì đâu trên thế giới đều phải trở về để chứng kiến sự đăng quang của một khả hãn mới. Thế là dù đang trên đà chiến thắng, quân của Tốc Bất Đài cũng phải quay về, bỏ lỡ cơ hội biến toàn bộ Châu Âu thành thuộc địa.

Trên đường rút về, quân Mông Cổ để lại một con đường giao thương cực kì quan trọng giữa Châu Âu và Châu Á, chính con đường này trở thành một phần của "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử, giúp người Châu Âu giao thương khắp thế giới, mở ra thời kì khám phá với những nhân vật nổi tiếng như Cristoforo Colombo đã phát hiện ra Châu Mỹ, hay Vasco da Gama tới Ấn Độ, Hernan Cortes khám phá Nam Mỹ…

Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ - Ảnh 4.

Con đường tơ lựa nổi tiếng thế giới chính là bắt nguồn từ cuộc viễn chính của quân Mông Cổ

Sau này đến đời Hốt Tất Liệt, vị Đại khả hãn thứ 5 của đế quốc Mông Cổ dù đã rất cố gắng khởi động lại cuộc viễn chinh tới Châu Âu, tuy nhiên ông đã không thể làm được do nhiều binh biến trong nước. Dù vậy nhưng ông vẫn đạt được thành tựu lớn nhất trong các đời khả hãn là thành lập nhà Nguyên và thống nhất Trung Quốc vào năm 1279 sau khi đánh bại nhà Nam Tống.

Tất cả các vương quốc nằm cận kề với đế quốc Mông Cổ đều trở thành các nước chư hầu lệ thuộc. Hốt Tất Liệt còn có ước mộng thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, Bagan và Java nhưng không thành. Trong đó có lẽ trận chiến với quân đội Đại Việt được nhiều game thủ Việt biết tới nhất với 2 lần chống quân Mông Nguyên của nhà Trần.

Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ - Ảnh 5.

Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo đi vào lịch sự là một trong những trận thua hiếm hoi của đế quốc Mông Cổ

Lần lượt Ô Mã Nhi phải bỏ chạy, Thoát Hoan phải chui ống ồng thoát thân và chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo năm 1288 đã ghi dấu lịch sử khiến quân Mông Nguyên gặp thất bại. Đây cũng là một trong những thất bại hiếm hoi của đế quốc Mông Cổ vốn nổi tiếng đánh đâu thắng đó. Tuy thất bại trong chiến lược đánh về phía Nam và Nhật Bản, nhưng Hốt Tất Liệt vẫn là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của Trung Quốc, được tái hiện trong nhiều phim điện ảnh và game online.

Một trong những sản phẩm có nhân vật này nổi tiếng bậc nhất hiện nay phải kể tới Long Đồ Bá Nghiệp, tựa game chiến thuật Top 1 Châu Á đang sở hữu lượng người chơi khổng lồ tại nhiều khu vực như Singapore, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc và cả Việt Nam. Nói một cách ví von, trò chơi này như một phiên bản game của đế quốc Mông Cổ khi chiếm lĩnh những ngôi vị Top đầu ở bất cứ thị trường nào phát hành chỉ trong thời gian ngắn.

Nếu không có cơn đau tim này, có lẽ bây giờ cả Châu Âu đã phải nói tiếng… Mông Cổ - Ảnh 6.

Hốt Tất Liệt là một trong những nhân vật được yêu thích trong Long Đồ Bá Nghiệp

Long Đồ Bá Nghiệp cũng là tựa game chiến thuật duy nhất trong lịch sử China Joy – Hội chợ game lớn nhất hành tinh - đạt danh hiệu "Best game of the year" vào năm 2017. Thành tích này cho thấy game chiến thuật SLG ngày nay đã thực sự lột xác so với các sản phẩm bom tấn nhập vai. Đồ họa "khủng" cùng hệ thống gameplay cuốn hút đã thuyết phục tất cả những chuyên gia đánh giá khó tính nhất.

Đồ họa của Long Đồ Bá Nghiệp được thể hiện mạnh mẽ trong tạo hình nhân vật Hốt Tất Liệt

Và thực sự phải nói rằng, Long Đồ Bá Nghiệp sẽ không thể tồn tại, Internet, smartphone, mạng viễn thông 5G, công nghệ AI… cũng sẽ không thể xuất hiện nếu năm đó Oa Khát Đài có… thuốc trợ tim. Có thể thấy mọi diễn biến trong lịch sử dù nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng lại có sự ảnh hưởng nhất định theo "hiệu ứng cánh bướm" mà chỉ khi nhìn lại, chúng ta mới nhận ra và thực sự bất ngờ.

Tổng hợp từ Wikipedia, Vlog Dưa Leo