Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc hẳn đã quá quen thuộc với độc giả, là một cuốn tiểu thuyết lịch sử kể về cuộc chiến giữa ba nước Ngụy – Thục – Ngô, trong đó xuất phát điểm của Lưu Bị được cho là thấp nhất so với Tào Tháo và Tôn Quyền. Lưu Bị hầu như không có gì trong tay nhưng chưa bao giờ thiếu động lực và tham vọng.
Lưu Bị đã nhân cơ hội giặc Khăn Vàng nổi dậy mà kết nghĩa đào viên với Quan Vũ và Trương Phi với mong muốn làm nên nghiệp lớn. Với sự giúp đỡ của hai người em, Lưu Bị đã dần dần gây dựng được thế lực và thanh danh của mình. Sự thật đã chứng minh, sự thành công của Lưu Bị không thể tách rời khỏi hai người an hem của mình và phần lớn cuộc đời thì cách hành xử của Lưu Bị đối với Quan Vũ và Trương Phi là luôn công bằng và phân minh.
Với Quan Vũ, người đã vượt năm ải chém sáu tướng, là người đã trấn thủ Kinh Châu để chống lại sự tấn công của Tôn Quyền. Vì bản tính kiêu ngạo của mình mà cuối cùng Quan Vũ đã bị Lã Mông giết chết. Lưu Bị lúc này thề sẽ san bằng Đông Ngô để trả thù cho nhị đệ. Thế nhưng khi Lưu Bị ra lệnh cho toàn quân để chuẩn bị chiến tranh với Đông Ngô thì Trương Phi lại bị hãm hại.
Lúc này, Lưu Bị chỉ không hề tỏ ra khóc lóc mà chỉ “giẫm chân xuống đất” và than một câu: “Trời ơi! Phi đã hỏng mất rồi”. Sau đó, phải đến khi xem biểu thì Lưu Bị mới “khóc ầm lên, ngất lăn xuống đất”.
Không khó để nhận ra thái độ của Lưu Bị đối với Quan Vũ và Trương Phi là hoàn toàn khác nhau. Thậm chí, theo Sohu thì khi Quan Vũ thốt lên câu cảm thán với Trương Phi đã khiến cho Gia Cát Lượng “lạnh người”, còn Triệu Vân thậm chí còn không thể tin nổi vào thái độ của Lưu Bị dành cho Trương Phi. Còn nhớ năm xưa, khi Triệu Vân một mình cứu A Đẩu, Lưu Bị thậm chí còn thẳng tay ném con trước mặt mọi người để cho thấy mình là một người trọng tình trọng nghĩa và coi trọng thủ hạ.
Riêng với Gia Cát Lượng, Lưu Bị cũng ba lần đến lều vải để mời bằng được quân sư về dưới trướng của mình với mục đích khôi phục Hán nghiệp. Theo quan điểm của Sohu, thời điểm Quan Vũ chết, Lưu Bị đã cố gắng thể hiện sự đau thương của mình để chứng minh bản thân thực sự là một người trọng tình nghĩa huynh đệ, thế nhưng khi Trương Phi chết thì có ý kiến cho rằng Lưu Bị không cần phải “cố diễn” nữa.
Cũng theo Sohu thì vào thời điểm Lưu Bị nói ra câu nói với Trương Phi thì Gia Cát Lượng và Triệu Vân đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Liệu rằng đấng minh chủ của mình đã thay đổi rồi sao? Tất nhiên, đó chỉ là những quan điểm và giả thuyết của hậu thế, còn sự thật thì vẫn không thể phủ nhận rằng Lưu Bị là một người giỏi về chính trị và cách dùng người. Nhờ vậy mà mới từ một kẻ dệt chiếu mà chiếm được Hán Trung, trở thành một trong ba thế lực mạnh nhất thời Tam Quốc. Còn sự thật Lưu Bị có thật lòng với những người từng cùng mình vào sinh ra tử hay không thì… chẳng ai có thể khẳng định được.