[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng

Có những cỗ máy thực sự là gà đẻ trứng vàng cho các nhà phát triển game , và dưới đây là những cỗ máy có doanh thu lớn nhất mọi thời đại.

Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi quay ngược thời gian về với lịch sử, thời kỳ những tựa game điện tử xèng còn là những thứ thời thượng, thu hút ánh nhìn của mọi cô bé cậu bé tiết kiệm được những đồng xu lẻ để cuối tuần đến tiệm chơi.

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 1.

Donkey Kong - Nintendo

Số lượng máy bán ra: 132.000 máy

Doanh thu năm 1986: 280 triệu USD

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 2.

Được coi là tựa game đầu tiên có sự xuất hiện của Mario, kỳ thực tác phẩm đầu tiên của Shigeru Miyamoto này giống như một phép thử nghiệm trong thời kỳ những game arcade bắn súng không gian và những tựa game mê cung thời bấy giờ, khi sở hữu gameplay vô cùng mới lạ. Trong phiên bản tiếng Nhật, Mario là một anh thợ mộc có tên Jumpman trên đường cứu người mình yêu, Lady khỏi tay của con khỉ đột khổng lồ. Thế nhưng khi game xuất hiện tại Mỹ, Nintendo đã quyết định thay đổi tên nhân vật để game hấp dẫn hơn, và thế là Mario chính thức xuất hiện trong thế giới game.

Mortal Kombat - Midway

Số lượng máy bán ra: 24.000 máy

Doanh thu năm 2002: 570 triệu USD

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 3.

Thay vì những mô hình vật thể được vẽ tay và thiết kế đậm phong cách Nhật Bản, thì tựa game đối kháng nổi tiếng của người Mỹ đã sở hữu nền tảng đồ họa cực kỳ ấn tượng so với thời kỳ bấy giờ. Ấy là chưa kể mức độ bạo lực của game. Người ta vẫn đồng ý với nhau rằng, chính Mortal Kombat là lý do để ESRB, tổ chức đánh giá game và phân loại game theo lứa tuổi được hình thành.

Mortal Kombat II - Midway

Số lượng máy bán ra: 27.000 máy

Doanh thu năm 2002: 600 triệu USD

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 4.

Phiên bản thứ 2 của Mortal Kombat ra đời 1 năm sau khi phiên bản đầu tiên được ra mắt. Cho đến thời điểm hiện tại, Mortal Kombat vẫn là series game nắm giữ nhiều kỷ lục nhất, ví dụ như Series game đối kháng thành công nhất, hay Bộ phim ăn theo game thành công nhất...

Asteroids - Atari

Số lượng máy bán ra: 100 nghìn máy

Doanh thu năm 1991: 800 triệu USD

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 5.

Nếu như Spacewar là một tựa game arcade chỉ cho phép một game thủ thưởng thức, thì Asteroids là một trong số những game bắn súng không gian đầu tiên cho phép hai người cùng chơi với nhau trong một màn chơi. Và thay vì điều khiển phi thuyền ở dưới đáy màn hình, AI của game sẽ xuất hiện từ khắp mọi nơi và bạn, điều khiển con tàu ở chính giữa màn hình, sẽ phải đẩy lùi những đối thủ đó.

Street Fighter II - Capcom

Số lượng máy bán ra: 200.000

Doanh thu năm 1995: 2,3 tỷ USD

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 6.

Nếu như người Mỹ có Mortal Kombat, thì người Nhật Bản có Street Fighter và sau này là Tekken. Nhờ vào những cố gắng của Capcom, Street Fighter II đã trở thành công cụ đánh giá tiêu chuẩn cho hầu hết những game đối kháng về sau, và trở thành đối thủ nặng ký của Mortal Kombat ngay tại thị trường Mỹ.

Pac-Man - Namco

Số lượng máy bán ra: 400.000

Doanh thu năm 1990: 3,5 tỷ USD

[Ngược dòng quá khứ] Giật mình với những con số tỷ đô trong thời hoàng kim của máy điện tử xèng - Ảnh 7.

Và ở vị trí đầu tiên của danh sách không ai khác chính là một trong số những biểu tượng bất tử của làng game thế giới, Pac-Man. Ra mắt trong thập niên 80, Pac-Man ngay lập tức có được thành công nhờ vào lối chơi không mấy bạo lực so sánh với nhiều game thùng khác. Cùng với đó là tiêu chí dễ chơi nhưng khó giỏi, và dễ tiếp cận cũng đã biến tựa game này trở thành một huyền thoại sống của làng game thế giới.