Activision Blizzard kiếm được hơn 23 ngàn tỉ chỉ bằng việc bán đồ ảo - PC/Console

Và đây mới chỉ là tổng doanh thu trong 3 tháng của Activision Blizzard mà thôi, chưa tính các khoản khác như bán game và những thứ râu ria bên lề.

Activision Blizzard vừa công bố báo cáo tình chính cho giai đoạn tháng 7 tới tháng 9, trong đó đáng chú ý nhất là tổng số lợi nhuận mà công ty kiếm được, trong đó có tới hơn 50% đến từ việc kinh doanh đồ ảo trong game (microtransaction). Cụ thể chỉ trong thời gian 3 tháng vừa rồi Activision Blizzard đã có lợi nhuận lên tới 1,2 tỷ USD (hơn 23 ngàn tỉ VNĐ) chỉ từ microtransaction, con số này cao hơn cùng kì năm ngoái tới 69% (709 triệu USD).

Assassin’s Creed Rogue có thật sự là một thất bại của Ubisoft?Assassin’s Creed Rogue có thật sự là một thất bại của Ubisoft?
Assassin's Creed Rogue có thật sự là một thất bại của Ubisoft?
Nếu như Unity được coi là "con cừu đen" của series Assassin's Creed thì Rogue cũng xui xẻo không kém khi luôn bị coi là tựa game "underrated" nhất của thương hiệu trên, nhưng liệu nó có thật sự đáng để bị ghẻ lạnh như vậy?

Bạn có thể nói microtransaction đang là con gà đẻ trứng vàng của Activision Blizzard trong những năm trở lại đây, khi mà tổng lợi nhuận từ tất cả các nguồn trong 3 tháng vừa rồi là 1,95 tỷ USD, trong khi đó chỉ riêng việc bán đồ trong game đã là 1,2 tỷ USD – tức chiếm hơn 50% lợi nhuận của toàn công ty. Call of Duty tiếp tục là tựa game kiếm tiền nhiều nhất của Activision Blizzard, đặc biệt với việc Warzone ra đời thì con số này đã tăng phi mã, bạn có biết rằng tổng số giao dịch bằng tiền thật của Call of Duty đã tăng hơn 4 lần so với năm ngoái không.

Sau tất cả cuối cùng Warzone cũng đã có chế độ tạo phòng riêngSau tất cả cuối cùng Warzone cũng đã có chế độ tạo phòng riêng

Call of Duty: Modern Warfare cũng là game có doanh số bán ra trong năm đầu tiên cao nhất trong lịch sử của hãng (tính cùng seri Call of Duty), các phiên bản digital chiếm 2/3. Thậm chí Activision Blizzard vẫn còn một nguồn thu khác đến từ Candy Crush (vì Activision Blizzard là chủ sở hữu của King – cha đẻ Candy Crush), cho nên nguồn thu của hãng còn có thể lớn hơn mặc dù dù Activision Blizzard không công bố con số cụ thể từ Candy Crush.

Activision Blizzard kiếm được hơn 23 ngàn tỉ chỉ bằng việc bán đồ ảoActivision Blizzard kiếm được hơn 23 ngàn tỉ chỉ bằng việc bán đồ ảo

Với những số liệu kể trên, không lạ khi vài tuần trước các giám đốc của Activision Blizzard rất hào hứng về việc sẽ đem toàn bộ game của mình lên mobile và phát triển song song với phiên bản gốc. Bất chấp việc gần đây danh tiếng của Blizzard không được tốt cho lắm, thì những gì trong báo cáo đã cho thấy điều ngược lại và năm 2021 sẽ còn là thời điểm để game thủ “bất ngờ” dài dài.