Bạo lực trong trò chơi điện tử có phải là cách giải quyết mọi vấn đề?

Bạo lực trong trò chơi điện tử là tốt hay xấu? Câu hỏi này đã trở thành một chủ đề khó trả lời và tạo ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng.

Sau hậu quả của hàng loạt các vụ tấn công, xả súng ở nhiều nơi trên thế giới, đa phần người ta có xu hướng đổ lỗi cho bạo lực trong trò chơi điện tử là những hành vi “tôn vinh bạo lực trong xã hội”. Đây là một bài ca muôn thuở, luôn được nhai đi nhai lại mỗi khi có một sự kiện nào đó liên quan. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về đề tài bạo lực và trò chơi điện tử nhưng vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào có thể chứng minh rằng game ảnh hưởng đến căn tính bạo lực của con người cả.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Bạo lực trong game là tốt hay xấu?

Tuy mọi người thường hay chăm chăm vào việc soi những yếu tố bạo lực trong game mà thường bỏ quên những chi tiết khác. Một vài trò chơi điện tử sở hữu tính bạo lực vô cùng tình cờ, không cần suy nghĩ, thậm chí nhiều game còn khai thác đề tài bạo lực với nhiều khía cạnh riêng.

Chính vì lẽ đó cho nên, việc đặt đề tài đó lên cán cân xã hội, sẽ tạo cho họ điều kiện và cơ hội để trải nghiệm những viễn cảnh có thể sẽ không bao giờ xảy ra ngoài đời thực.

Những lần NSX khiến làng game ‘dậy sóng’ vì nêu quan điểm cá nhân
Những lần NSX khiến làng game ‘dậy sóng’ vì nêu quan điểm cá nhân
Các NSX game là những cá nhân rất tài năng nhưng có tính nết lập di và làng game lắm khi dậy sóng vì họ bắt đầu nêu ra quan điểm cá nhân.

Cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác, chơi game được xem là một phương tiện kể chuyện, dùng để phản ánh và phê bình thực trạng xã hội mà ta đang sống. Ưu điểm độc đáo của việc chơi game là nằm ở sự trải nghiệm nhập vai sâu sắc mà game mang lại, cùng với khả năng tác động trực tiếp của người chơi đến thế giới xung quanh.

Thi thoảng, điều đó có nghĩa là khám phá sự việc bằng cái nhìn bao quát, cân nhắc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ như chúng ta có thể đi đến nhiều nơi, tương tác với nhiều nhân vật và tìm hiểu những lý do dẫn đến việc các hành vi bạo lực ngày một tăng lên.

Bạo lực trong game là tốt hay xấu?

Ví dụ trong tựa game ‘GTA IV’ cực kỳ nổi tiếng, mặc dù Niko Bellic đã cố bỏ lại cuộc sống giang hồ của mình ở Châu Âu, nhưng một lần nữa, quá khức bạo lực lại tìm đến anh. Tuỳ thuộc vào lựa chọn của người chơi, bạo lực sẽ làm cho anh mất đi hoặc là người anh họ của mình, hoặc là chính người yêu của mình.

Đây lại không phải là một bài học ‘dạy đời’ về xã hội ‘đủ hay’ nhưng nó đủ trần trụi để nói lên thực trạng xã hội khi chẳng phải lúc nào người ta cũng có thể rũ bỏ quá khứ hay đoạn tuyệt với các sai lầm ngày xưa mà không cần trả giá.

Bạo lực trong game là tốt hay xấu?

Series game “Uncharted” cũng từng bị chỉ trích nặng nề. Chủ yếu về việc Nathan Drake đã để lại di sản ‘cực kỳ phá hoại’ và không ít lần gây nguy hiểm cho gia đình của mình. Trong bản Uncharted 4: A Thief’s End, tay thợ săn này sẽ bị rơi vào thế xung đột nội tâm (internal conflict), bị giằn xé giữa việc bất chấp phiêu lưu và cảm giác tội lỗi khi nói dối vợ.

Tựa game này giúp người chơi có thể hiểu và trải nghiệm được những gì mà Nathan đã và đang cảm nhận được. Từ đó giúp game thủ hiểu rõ hơn về quá khức và nỗi ám ảnh mà anh đang trải qua. Như vậy thì Uncharted tôn vinh hay bài xích bạo lực?

Đâu là hồi kết cho sự bất bình đẳng về giới trong ngành công nghiệp game?
Đâu là hồi kết cho sự bất bình đẳng về giới trong ngành công nghiệp game?
Đã có nhiều câu chuyện về nạn quấy rối, lạm dụng và bắt nạt trong ngành công nghiệp game, dẫn đến sự ra đi của nhiều nhân sự nắm giữ những vị trí quan trọng trong ngành. Đâu mới là hồi kết cho câu chuyện đáng buồn này?

Có không ít trò chơi điện tử sử dụng những tình huống khó xử mang ý nghĩa đạo đức để tạo nên cốt truyện. Những game khác lại bắt đầu từ các hệ thống đạo đức tinh vi, để hướng dẫn cho game thủ lối chơi cần thiết.

Tất cả những trò chơi này, đều đưa mọi người đến với hàng loạt các quyết định khó khăn, yêu cầu họ phải xem xét các hoàn cảnh xung quanh và tự tạo cho mình những lý do vì sao mình lại đưa ra những quyết định (có khi là bạo lực) như vậy. Việc này tạo ra các hệ thống đạo đức rất thú vị. Sự khác biệt đơn giản giữa thiện và ác, chính là việc đảm bảo rằng người chơi hiểu được những hậu quả cho những sự lựa chọn mà họ đã đưa ra.

Bạo lực trong game là tốt hay xấu?

Trong Heavy Rain (một game hình sự tâm lý gây cấn), người chơi được giao nhiệm vụ săn lùng một kẻ giết người hàng loạt chuyên bắt cóc con nít. Một trong bốn nhân vật có thể chơi được là cha của một đứa trẻ bị bắt cóc. Game thủ buộc phải thực hiện những yêu cầu mà kẻ ác đã đặt ra, để giải cứu con trai của mình, bao gồm cả việc phải giết một người vô tội.

Tựa game này có đến 17 cái kết khác nhau, từ việc bắt giữ thành công kẻ xấu và đảm bảo cho sự sống sót của con trai nhân vật chính, đến việc thất bại ở tất cả nhiệm vụ được giao. Đây là tựa game nói về giá trị con người, tình cha con và những gì người cha sẵn sàng làm để đem lại sự an toàn cho đứa con của mình, bất kể đó là đúng hay sai.

Trong khi Heavy Rain cho phép người xem xét và đưa ra lựa chọn phù hợp với những giá trị họ cho là đúng, không thúc đẩy họ theo bất kỳ hướng một hướng đi cụ thể nào. Thì các game khác luôn có riêng cho mình một khuôn khổ đạo đức và luôn khuyến khích người chơi chấp nhận chúng.

Bạo lực trong game là tốt hay xấu?

Ví dụ như trò Undertale, nhân vật chính là một đứa trẻ bị rơi vào thế giới dưới lòng đất (Underground), nơi đang tràn ngập với những con quái vật bị trục xuất khỏi mặt đất sau một cuộc chiến tranh với thế giới loài người.

Trong tựa game này với tất cả các cuộc chạm trán quái vật, đều có thể được giải quyết theo 2 cách: hoặc là chiến đấu hoặc là mở rộng lòng thương xót, khuyến khích người chơi lựa chọn các biện pháp hòa giải hòa bình. Tất nhiên cũng có những lựa chọn khá khó khăn khi người chơi phải đối mặt với Undyne (một tên lính canh luôn khiêu khích người chơi đánh nhau với mình).

Xét về tổng thể Undertale luôn hối thúc chúng ta phải luôn đưa ra những phản ứng để đối phó với những xung đột sắp xảy ra, đặc biệt là trong những trường hợp như thế này. Đôi khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống bất khả kháng, thì việc đưa ra quyết định đúng hoặc sai sẽ không còn quan trọng bằng việc đưa ra những quyết định cần thiết.

Bạo lực trong game là tốt hay xấu?

Fallout: New Vegas cũng có thể xem là một game có hệ thống tốt xấu khá thú vị. New Vegas sử dụng các chỉ số của nhân vật, tính cả reputation và karma (thông số chỉ tiếng tăm và nghiệp chướng) của người chơi, khiến họ rơi vào nhiều trường hợp căng thẳng.

Trong bối cảnh Nevada hậu tận thế, xảy ra nhiều xung đột của rất nhiều phe phái. Việc ‘thủ tiêu’ các thành viên của một phe đối lập có thể làm cho phe đó trở nên càng ‘ghét’ bạn hơn, điều này dẫn đến việc chỉ số karma của bạn sẽ giảm. Thế nhưng, khi đối chiếu những điều đó với ngoài xã hội của chúng ta, điều đó đồng thời cũng có nghĩa là điểm uy tín của mình sẽ được cải thiện với các phe đồng minh. Bởi vì các bạn đang sử dụng bạo lực theo những cách mà bạn nghĩ là phù hợp nhất.

Không hề có những phương tiện nào đem đến những cơ hội, để chúng ta trực tiếp đấu tranh với cách chúng ta biện minh cho vấn đề bạo lực cả. Nếu có nhiều người chơi game hơn, có lẽ mọi người sẽ bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn về vấn đề này.

Như vậy bạo lực trong game là tốt hay là xấu? Thật khó để chúng ta có thể trả lời được câu hỏi này, liệu “nhân chi sơ tính bổn thiện” hay “nhân chi sơ tính bổn ác”. Đó luôn là câu hỏi mà chúng ta đặt ra cho cuộc đời này.

Để kết bài, Mọt tui xin được trích một bài thơ có tựa “Phi Châu xa vời” của Derek Walcott, tác giả được giải Nobel văn chương năm 1992:

Tôi quay về đâu đây,

Khi đã bị chia cắt tận trong huyết quản 

Tôi đây, kẻ đã nguyền rủa

Gã công chức say mèm của quy tắc Anh

Làm sao lựa chọn

Giữa nơi này, châu Phi, với tiếng Anh

Ngôn ngữ tôi yêu?

Phụ bạc cả hai, hay trả lại những gì

Chúng đã trao tôi?

Làm sao tôi đối mặt sự thảm sát này

Mà điềm tĩnh được?

Làm sao tôi có thể quay mặt khỏi châu Phi

Mà vẫn sống?

Bài này có hơi dài, khó hiểu, cám ơn các bạn đã theo dõi Mọt tui lảm nhảm.

(Lược dịch từ The Guardian)