Điểm lại những lần chống nạn chơi game lậu thú vị của các nhà phát triển - PC/Console

Chơi game lậu luôn là vấn đề khiến các nhà phát triển đau đầu. Chính vì lẽ đó, các NSX đã nghĩ ra rất nhiều "chiêu" thú vị để chống lại tệ nạn này.

Game lậu có thời là một vấn nạn khiến các nhà sản xuất và đơn vị phát hành cảm thấy đau đầu. Vào thời điểm công nghệ chống crack game còn vẫn còn nhiều hạn chế, các nhà phát triển đã phải tìm đủ mọi cách để buộc người dùng phải chuyển sang mua game bản quyền. Trong số đó có một vài cách cực kỳ thú vị và nên vẫn được áp dụng trong các trò chơi ngày nay (dù cho ý thức của cộng đồng về vấn đề bản quyền ngày càng được nâng cao trừ ai đó).

Dĩ nhiên, khi một trò chơi được cập nhật thì bản game lậu cũng sẽ được các hacker mông má theo một cách nhanh chóng không thua gì hàng có bản quyền. Do đó bạn sẽ thấy một số cách chống nạn game lậu ngày nay đã không còn tác dụng.

Mirror’s Edge – Bỏ khả năng tăng tốc của nhân vật

Mirror’s Edge là trò chơi tái hiện lại các hành động parkour cực kỳ thú vị. Do đó việc nhân vật phải chạy nhanh lấy đà để vượt qua những khoảng cách xa hay thực hiện một pha nhảy đẹp mắt là cực kỳ cần thiết. Để chống lại nạn game lậu, các nhà phát triển của Mirror’s Edge đã đưa vào một tính năng đặc biệt khiến nhân vật trong các bản game bị crack không thể chạy được.

" alt=""

Ngay sau khi tựa game bắt đầu, nhân vật chính đang chuẩn bị tăng tốc để nhảy sang sân thượng của tòa nhà đối diện, bằng một cách thần kỳ nào đó, tốc độ của nhân vật từ từ giảm xuống. Dĩ nhiên, khi không thể chạy lấy đà, người chơi không thể nào bật nhảy sang tòa nhà đối diện để hoàn thành nhiệm vụ được. Mọi nỗ lực của người chơi trong bản game lậu đều vô ích. Cuối cùng, việc người dùng cần làm lúc này là bỏ tiền ra mua game mà thôi.

Mặc dù hiện nay, hầu hết các bản game lậu đều đã khắc phục được điều này, nhưng nó cho thấy IQ vô cực của EA DICE trong việc bảo vệ doanh thu của game khi đó. EA cũng cho dân thích chơi chùa thấy một điều là ăn tiền của họ đâu có dễ.

Skullgirls – Bêu xấu trên diễn đàn

Nhà phát triển của trò chơi Skullgirls đã có một cách vô cùng thú vị để “trừng phạt” những người chơi game lậu. Đầu tiên họ vẫn để các bản phát hành lậu được tự do tung hoành, người dùng vẫn có thể trải nghiệm toàn bộ trò chơi từ đầu tới cuối mà không mắc phải một khó khăn nào. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành trò chơi, các bản game lậu sẽ hiện lên dòng chữ: “What is the square root of a fish? Now i’m sad” và không có đoạn credit nào chạy như các trò chơi được mua đàng hoàng.

Điểm lại những lần chống nạn chơi game lậu thú vị của các nhà phát triểnĐiểm lại những lần chống nạn chơi game lậu thú vị của các nhà phát triển

Chính dòng chữ khó hiểu đó đã khiến những người chơi game lậu cảm thấy tò mò tới mức khó chịu. Cuối cùng họ đành phải lên tìm kiếm trên mạng internet. Trên diễn đàn chính thức của game cũng như các MXH khác đã có hàng trăm bài đăng để hỏi về thông điệp nằm ở cuối trò chơi. Dĩ nhiên, những ai đăng đàn hỏi thông điệp này đều chắc chắn đã chơi bản lậu và bị hàng loạt người dùng bỏ tiền ra mua game vào “dạy cho một bài học”, thậm chí còn có những người vào hỏi xong bị chửi không ngóc đầu lên được.

Chính hành động này đã khiến những người chơi game lậu phải tự thấy xấu hổ trừ ai đó. Đây là một cách làm cực kỳ thông minh của những người làm ra trò chơi Skullgirls. Nó đã tạo ra một hiệu ứng lan truyền, kích thích những người khác tò mò và muốn mua trò chơi này. Từ đó, doanh thu của Skullgirls tăng lên nhanh chóng.

This War of Mine – Ủng hộ người chơi game lậu

This War of Mine của 11 Bit Studios là trường hợp lạ lùng nhất tôi từng gặp. Trái với các hãng khác, 11 Bit Studios không cần đau đầu nghĩ ra cách trừng phạt hay nặng nhẹ gì với các bản game lậu, thay vào đó họ lại chọn cách ủng hộ.

Điểm lại những lần chống nạn chơi game lậu thú vị của các nhà phát triểnĐiểm lại những lần chống nạn chơi game lậu thú vị của các nhà phát triển

Một bài đăng từ 11 Bit Studios nói rằng họ hoàn toàn thông cảm và thấu hiểu với những ai chơi game lậu, bởi trong cuộc sống không phải ai cũng có tiền để mua game trừ ai đó trong Kênh Tin Game có tiền nhưng vẫn thích chơi crack. Họ lên tiếng ủng hộ những ai chơi game lậu và cho rằng trải nghiệm họ nhận được sau 2 năm làm tâm huyết còn hơn nhiều so với những đồng tiền doanh thu.

Chưa dừng lại ở đó, 11 Bit Studios còn tặng hẳn một số key game bản quyền cho game thủ không có điều kiện mua. Chính hành động của họ đã khiến các game thủ phải ngả mũ thán phục. Thay vì tải và chơi game lậu, hầu hết mọi người đều đồng ý sẽ phải ủng hộ 11 Bit Studios bằng mọi giá.

Grand Theft Auto IV – Rung lắc camera tới chóng mặt

Quay trở lại năm 2008, thời điểm mà Grand Theft Auto IV ra mắt, bạn đã nghĩ rằng mình sẽ có những khoảng thời gian cực kỳ tuyệt vời với trò chơi này. Tuy nhiên, khổ nỗi tài chính hạn hẹp hay gặp một chút vấn đề khiến bạn không thể đủ tiền mua game bản quyền. Vậy là bạn lựa chọn tải game lậu rồi tự nhủ nếu nó hay thì mình sẽ mua bản gốc khi đủ tiền, còn giờ cứ chơi chùa xem sao đã. Nhưng vấn đề là Rockstar chẳng quan tâm vì sao bạn lại không đủ tiền mua game.

" alt=""

Với những bản game GTA IV lậu, ngay sau phần mở đầu, camera bắt đầu trở nên rung lắc mạnh. Giống như bạn đang ngồi xem phim mà vừa hút xong điếu thuốc lào nặng đô vậy. Từ cutscene cho tới khi điều khiển nhân vật, toàn bộ màn hình đều quay cuồng tới mức chóng mặt. Nếu điều này vẫn chưa khiến bạn từ bỏ và tiếp tục chơi, Rockstar vẫn có cách khiến bạn phải chịu thua. Bất cứ chiếc xe nào bạn cướp được trong thành phố đều sẽ bốc khói và không bao giờ dừng lại cho tới khi nổ. Cùng với đó, màn hình vẫn tiếp tục chao đảo mạnh.

Tôi không hiểu là còn cách nào khác để chơi GTA IV ngoài việc bỏ tiền ra mua game, trong khi bản game lậu gặp phải tình trạng khó chịu như vậy nữa.

Crysis: Warhead – Bắn ra gà thay vì bắn ra đạn

Khi hệ thống của Crysis: Warhead xác định bạn đang chơi một phiên bản bất hợp pháp, ngay lập tức trò chơi sẽ tự tạo ra một lỗi khiến người dùng bắn ra gà thay vì đạn. Bất cứ vũ khí gì bạn sử dụng cũng đều chỉ bắn ra gà sống mà thôi.

" alt=""

Dĩ nhiên người chơi vẫn có thể sử dụng phương án cận chiến để qua màn nhưng chắc chắn nó sẽ khiến bạn mau chán hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn bắn ra quá nhiều gà, khả năng xử lý đồ họa của trò chơi sẽ bị ảnh hưởng do phải xử lý quá nhiều hình ảnh gà cùng một lúc. Sau một thời gian cứ liên tục sản xuất gà như vậy, trò chơi sẽ bị lag và làm treo máy.

Cuối cùng, khi đã quá ngán ngẩm, game thủ chỉ còn cách bỏ tiền ra cho game bản quyền mà thôi. Chẳng ai lại muốn bắn ra gà mãi cả.

Tạm kết

Lợi ích của game bản quyền chắc hẳn tất cả bạn đọc đều đã rõ. Tuy nhiên, đúng là trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng đều dư dả để mua game. Đôi khi, việc chơi game lậu cũng một phần nào đó mang lại lợi ích, bởi chúng ta có thể thử trước game trước khi quyết định mua hay không. Tôi không chắc về một tương lai không còn bất cứ một trò chơi lậu nào trên internet, nhưng khi mọi người đều cố gắng có được một cuộc sống với tài chính ổn định, cùng với ý thức về vấn đề bản quyền đang ngày càng được nâng cao, tôi tin game thủ sẽ có những lựa chọn sáng suốt ngoại trừ ai đó.