Khi nhà sản xuất cố tình “dằn mặt” kẻ chê bai mình ngay trong game - PC/Console

Bị khách hàng chê trách là chuyện thường, nhưng đôi khi thay vì chấp nhận thì nhiều nhà làm game chọn “tát thẳng mặt” những lời chê bai mình.

Khi ra làm ăn thì câu thần chú “không được đánh khách hàng” luôn được các ông chủ quán triệt kỹ lưỡng cho nhân viên của mình. Các nhà làm game cũng dùng cách nhún nhường lắng nghe và sửa chữa game của mình theo lời phê bình. Tuy nhiên không phải ai cũng nhẫn nại như vậy, có những ý kiến khiến nhà làm game nổi nóng hoặc đơn giản người làm game tự ái quá cao nên muốn “trả nhời” một cách hoành tráng vào mặt những kẻ ỏng eo chê hàng của mình.

Sau đây Mọt tui xin nêu ra một vài trường hợp nhà sản xuất game đủ dũng cảm để “bật lại” những ý kiến chê bai hoặc ít nhất họ cũng chiều theo nhưng kèm theo một động thái “dằn mặt” rất rõ ràng.

Diablo 3 – Muốn ít màu mè? Hãy đỡ cow level cầu vồng 7 màu!

Màn đáp trả thần thánh nhất chắc phải kể đến Diablo 3. Như chúng ta đã biết, phiên bản thứ 3 được trình diện lần đầu tiên đã vấp phải nhiều chỉ trích từ các fan lâu năm do nó sử dụng lối thiết kế theo hướng hoạt hình quá nhiều. Thay vì phong cách tả thực đen tối như phần 2, Diablo 3 cho nhân vật có xu hướng to dày, cầu vai lớn giống các nhân vật dạng “giả tưởng” trong phim hoạt hình kèm theo tông màu đa sắc thay cho âm u đen tối.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Trong khi thành phẩm sau cùng của Diablo ít sặc sỡ mà trở nên đen tối

Hảng loạt ý kiến phản đối dữ dội và chỉ trích gay gắt từ các fan đã khiến team làm game phải miễn cưỡng nhượng bộ. Họ cắt bỏ các khung cảnh thơ mộng đầy màu sắc và nếu Mọt tui nhớ không lầm thì ở trailer đầu tiên có cả thác nước và cầu vồng, nay cũng biến mất. Tông màu được làm cho u tối hơn, giảm các gam màu tươi nhưng chúng ta vẫn thấy phảng phất nét hoạt hình trong thành phẩm ngày nay.

Team làm game tất nhiên không hài lòng khi ý tưởng của họ buộc phải bị bóp méo theo ý fan, nên dù chịu khuất phục nhưng họ vẫn có động thái khẳng định lòng kiêu hãnh của mình. Đó chính là cow level mới.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Thì cow level lại tung tẩy với 7 sắc cầu vồng

Nhóm làm game đã nhét cow level bí mật vào Diablo 3 theo truyền thống từ phần 2. Nhưng thay vì một cow level đen tối với các con quái bò cầm vũ khí ngộ nghĩnh, họ quyết định biến nó thành một thế giới… mẫu giáo đầy màu sắc. Gần như tất cả bức bối về màu sắc ở ý tưởng gốc được bung xổ ra ở cow level này và bạn có thể thấy nó cực kỳ màu mè ở mọi góc độ. Đây giống như một câu giận hờn của team làm game: “Muốn ít màu sắc hả, vậy thì cứ cày bừa ở hầm ngục đầy màu sắc này đi?”

Might and Magic 3 – Review tiêu cực, cho làm quái trong game luôn!

Ít ai biết rằng Heroes III huyền thoại là một spin-off của series game nhập vai Might and Magic thậm chí còn nổi tiếng hơn của New World Computing trước đây. Câu chuyện có màu sắc “công kích cá nhân” này xuất phát từ Might and Magic II: Gates to Another World (1988). Phiên bản của dòng game RPG hầm ngục theo nhóm này đã nhận được một bài đánh giá khá gay gắt từ nhà báo có nick name Scorpio.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Câu nhận xét nặng nề khiến nhà sản xuất cảm thấy bị “trigger”

Đáp lại bài review nặng nề là lá thư của John Van Caneghem từ nhà sản xuất New World Computing giải thích các quan điểm được nêu của bài đánh giá trên và nhất là bày tỏ sự không đồng tình với câu nhận xét rất nặng nề về cái kết “vô nghĩa đến khó tin” của bài đánh giá. Đây là báo giấy nên tất nhiên kèm theo bên dưới lá thư là phản hồi từ chính tác giả Scorpio bảo vệ quan điểm của mình là khách quan và cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc dù cho nó có khó chịu đối với nhà sản xuất đi nữa.

Thấy cuộc bút chiến này không có kết quả, team làm game đã áp dụng chiến thuật “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn” khi họ nhẫn nhịn “ghim” đó và tiếp tục phát triển phần 3. Đến 3 năm sau, Might and Magic III: Isles of Terra (1991) ra mắt với nhiều cải tiến. Và người ta phát hiện ra trong game có một con quái được đặt tên “Scorpio” lấy hình dạng một con quái hình người béo ú mặc một cái đầm đỏ. Đó chính là câu trả lời của team làm game với nhà báo đánh giá tiêu cực về game trước của họ.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Này thì chê game của anh em tôi

Mặc dù động thái này hơi quá đáng nhưng nó cho thấy một cách hành xử rất thoải mái và có phần tùy tiện của những người trong làng game thời sơ khai. Vụ này gợi nhớ một chút về cuộc chiến quảng cáo vô cùng độc đáo và có phần hơi thô bỉ giữa 2 ông lớn Cocacola – Pepsi trước đây.

Payday 2 – Muốn Cloaker thì anh đây thí cho đấy!

Đây là một câu chuyện buồn, vì thực ra có chút oan uổng cho team làm game Payday 2 là Overkill. Câu chuyện diễn ra khi Payday 2 ra mắt và các fan phát hiện nhân vật Cloaker trong phần 1 đã không xuất hiện trong phần 2 này. Tất nhiên như mọi khi, một cơn bão ý kiến chỉ trích lẫn than khóc đổ dồn lên diễn đàn của Payday.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Cloaker là một kiểu nhân vật khá đặc biệt trong Payday

Nhà sản xuất Overkill sau đó đã cho ra mắt nhân vật Cloaker trong Payday 2 với hình thức DLC và nhân vật này có một số cải tiến so với hình mẫu trong phiên bản đầu. Tuy nhiên họ cũng không quên kèm thêm một chút oán hận của mình vào đó khi cho nhân vật này khả năng “phá bức tường thứ 4”.

Tức là mỗi khi hạ được kẻ địch, nhân vật này lại nói với người chơi những câu thoại cố ý nhằm vào game thủ chứ không phải nhằm vào bối cảnh trong game. Một trong các câu đó là: “Giờ thì chạy vào diễn đàn và khóc lóc như một thằng khốn đi nào!”. Câu này nhằm vào ai thì chắc chắn bạn thừa hiểu.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Cú đá “tất sát” của Cloaker có thể hạ gục kẻ địch ngay lập tức

Cũng không quá khó hiểu khi team phát triển làm như vậy. Bởi vì Cloaker vốn nằm sẵn trong kế hoạch của Payday 2 và xuất hiện trong bản thử nghiệm tiền beta, nhưng nhân vật này mắc một bug nghiêm trọng. Khi dùng cú đá tuyệt kỹ làm nên “chất Cloaker” của mình lên đối phương thì game sẽ bị crash và vì thế nhà phát triển phải ẩn nhân vật này đi để chờ sửa lỗi.

Chỉ là họ chưa kịp sửa lỗi và đang tất bật lo cho giai đoạn ra mắt thì lại bị chửi rủa om sòm trên diễn đàn với đòi hỏi phải có Cloaker cho game thủ. Bị thế ai chả bực, nên họ vẫn cố làm để Cloaker được ra đời nhưng cũng thể hiện sự bực bội của mình với thế giới cho thỏa cái lòng tự ái một chút.

DmC Devil May Cry – Bố khác biệt nên đừng có bắt giống như cũ!

DmC – Devil May Cry là một bản reboot gây tranh cãi thuộc hàng top trong nhóm sản phẩm của Capcom. Nó vốn là một dự án tách ra từ Resident Evil, nhưng nếu bản RE4 theo phong cách mới bị fan kỳ cựu chê vì thay đổi góc nhìn và cách chơi nhưng vẫn thành công thì DmC lại rơi vào hoàn cảnh khác.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Một trong những nhân vật game bị “body shaming” gắt nhất vì không giống bản cũ

Được phát triển theo phong cách riêng do Ninja Theory thực hiện nên DmC gần như không được thiết kế để mang phong cách quen thuộc của dòng Devil May Cry cổ điển. Và đặc biệt nhất chính là ngoại hình nam chính không hề giống “daddy” Dante của bao thế hệ game thủ. Điều này đã thổi bùng lên không biết bao nhiêu là chỉ trích từ dàn fan trung thành cực kỳ đông đảo.

Nhưng team làm game đã trả lời ra sao sau những hình ảnh nhá hàng nhận hàng tấn gạch đá? Họ đưa hẳn một lời thách thức vào nội dung game. Ninja Theory đã đưa một nội dung nhỏ vào đoạn cắt cảnh khi đấu với con quái phá vòng đu quay. Sau khi Dante né được một thanh sắt bay cực nhanh về phía mình thì một bộ tóc giả màu trắng bị gió cuốn rơi trúng đầu anh ta, khi nhìn vào cái gương vỡ gần đó, Dante thấy bộ dạng mình… y chang Dante cũ. Anh ta đã có một hành động rất cương quyết là… gỡ bộ tóc giả vất xuống đất và nói: “Chờ 1 triệu năm nữa đi!”

" alt=""

Rõ ràng đoạn cắt cảnh này là “tát thẳng mặt” bất kỳ ai có ý kiến muốn Dante trong DmC phải giống Dante cũ. Bởi vì đơn giản phần reboot này là một sự thay đổi hoàn toàn theo phong cách riêng của Ninja Theory chứ không phải một phần làm theo mẫu cũ. Mặc dù sau đó trong game Dante mới vẫn sẽ có tóc trắng khi dùng sức mạnh demon của mình nhưng nó là kiểu “vl đầu cắt moi” chứ không phải mái tóc nghệ sĩ diêm dúa của Dante cũ.

Borderlands 2 – Dám chê game thì ngộ sẽ đồ sát hết!!!

Borderlands vốn là một game đầy sự hài hước kiểu thô lỗ và những màn đùa dai. Không ít lần nó nhái lại các meme hoặc các sự kiện nổi tiếng trên mạng và tất nhiên nó cũng chẳng tha những tay dám đánh giá game là dở.

Khi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mìnhKhi nhà sản xuất game cố tình “bật thẳng mặt” kẻ chê bai mình

Lão Torgue chuyên sản xuất hàng nổ và tính tình cũng dễ bùng nổ

Borderlands 2 ra mắt với nhiều thay đổi so với phần 1 quá thành công của nó. Việc bị so sánh hay chê bai nhằm vào các đổi mới của game là điều tất nhiên sẽ xảy ra. Đôi khi bạn sẽ thấy rất khó làm hài lòng các chuyên gia đánh giá game vì nếu làm giống phần cũ thì bảo không có gì đổi mới, còn bạn cải tiến thì lại bị nói rằng mất chất không giống phần cũ. Mấy tay làm Borderlands 2 có vẻ cũng rất bực mình vì kiểu cái lưỡi không xương làm gì cũng bị chửi nên họ có một màn trả đũa hoành tráng.

Trong DLC “Mr. Torgue’s Campaign of Carnage” của tựa game này, Mr. Torgue (một tay cực kỳ nóng tính và thô lỗ) đã đưa ra một nhiệm vụ rất thích hợp với tính cách của hắn. Một gã review game trên mạng Echonet (nhái internet) dám chê bai tựa game “Diamond Mercernaries 2” mà Mr. Torgue thích và cho có 6/10. Ngài Torgue nóng nảy liền sai người chơi đi giết phăng tên review láo nháo đó đi.

" alt=""

Thực sự thì đây là một nhiệm vụ đậm chất hài hước và điên khùng đúng với tinh thần của Borderlands, nhưng mượn tay nó để “vỗ mặt” mấy tay chê game của mình thì quả là cao thâm.

Trong Borderlands 3 sau này cũng có một chuỗi nhiệm vụ liên quan đến cộng đồng mạng rất thú vị là “Echonet Neutrality”, nó liên quan đến nhiều vấn đề của dân mạng như lag khi chơi game, esports, buôn tiền ảo, meme, tối cổ… Rõ ràng trò đùa về văn hóa mạng không phải là thứ quá hiếm đối với mấy gã làm Borderlands.

Kết

Làm dịch vụ thì khách hàng là thượng đế, người làm dịch vụ không được đánh khách hàng. Nhưng trong tâm trạng những người phục vụ đó luôn tích tụ oán hận khi gặp nhiều lại khách hàng oái oăm và họ thường tìm cách nhẹ nhàng “dằn mặt” lại khách. Làng game cũng có những pha dằn mặt như Mọt nêu trên.

Đôi khi nó vui nhộn và chẳng có gì to tát, đôi khi nó thể hiện sự tự ái của người làm ra sản phẩm khi công trình họ bỏ hàng đống công sức ra bị người ta hạ bệ một cách chóng vánh. Tức không? Tức chứ!