Theo đúng tinh thần đó, trang tổng hợp điểm số chuyên gia từ các tờ báo lớn Metacritic đã công bố danh sách bao gồm 10 trò chơi tồi tệ nhất, dự theo thống kê riêng của họ. Kết quả sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên nhưng bạn có đoán được tựa game nào bị “đội sổ” năm nay hay không?
10: Shaq Fu: A Legend Reborn (Hệ máy đánh giá: PS4) – Điểm số trung bình: 36/100
Liệu có phải là ý hay khi tung ra phần tiếp theo cho trò chơi chiến đấu”khủng khiếp khét tiếng” Shaq Fu năm 1994 vào 24 năm sau? Theo đa số các chuyên gia, câu trả lời vẫn là không.
“Sang Shaq Fu: A Legend Reborn là một trò chơi “lạc lối” trong mọi phương diện, vừa buồn tẻ vừa đơn giản, nghệ thuật và thiết kế âm thanh chất lượng thấp, và câu chuyện không chỉ chẳng hay, mà còn gây khó chịu một cách ngoài sức tưởng tượng. Nói cách khác, đó chính xác là những gì bạn mong đợi ở phần tiếp theo của Shaq Fu.” – trích đánh giá từ We Got This Covered.
9: Underworld Ascendant (Hệ máy đánh giá: PC) – Điểm số trung bình: 36/100
Phần tiếp theo của trò chơi nhập vai hành động Ultima Underworld kinh điển đầu thập niên 1990, Ascendant dù bị trì hoãn nhiều lần nhưng vừa được phát hành lại đến ấn tượng về một sản phẩm vội vã ra mắt trước khi thực sự sẵn sàng. Kết quả là một đống lộn xộn, nhiều lỗi đến mức đa số nhà phê bình phàn nàn rằng ngay cả bản vá trong tương lai cũng không thể cứu trò chơi.
“Rối loạn với hàng loạt các lỗi và cơ chế kỳ quái, Underworld Ascendant là một sản phẩm đầu tay nghèo nàn đến khó tin từ OtherSide Entertainment.” – trích đánh giá từ PCGamer.
8: Hollow (Hệ máy đánh giá: Switch) – Điểm số trung bình: 36/100
Các nhà phê bình chắc chắn đã cảm thấy “trống rỗng” sau khi chơi trò chơi kinh dị trên không gian này. Dù nó đã kiếm được một vài điểm cộng cho tham vọng và phong cách, nhưng nhanh chóng khiến cho game thủ mất thiện cảm nào với lối chơi chậm, lỗi.
“Đây là một bản sao Dead Space hạng B, cố tuân theo ‘quy tắc’ kinh dị mà không thực sự thấu hiểu bất kỳ điều gì trong đó. Chắc chắn là một điều tốt khi các nhà phát triển muốn tiếp tục truyền thống Dead Space ‘kinh dị trong không gian’, nhưng đội ngũ phát triển này đơn giản là không theo kịp nhiệm vụ – ở bất kỳ cấp độ nào.” – Digitally Downloaded
7: One Piece: Grand Cruise (Hệ máy đánh giá: PS4) – Điểm số trung bình: 35/100
Sản phẩm “trò chơi” thực tế ảo mang thương hiệu One Piece này của Bandai có thể góp mặt băng nhóm Cướp biển Mũ rơm 3D, nhưng cái tối quan trọng như gameplay thì lại thiếu. Với một vài cơ hội để khám phá môi trường, hai trận chiến có thể được chơi trong vòng chưa đầy một giờ, các nhà phê bình hàng đầu cho rằng Grand Cruise không đáng đến mức 10 đô la.
“One Piece: Grand Cruise là một trải nghiệm khủng khiếp, thiếu cả về nội dung và chất lượng.” – SpazioGames
6: Super Seducer: How to Talk to Girls (Hệ máy đánh giá: PC) – Điểm số trung bình: 35/100
“Trình giả lập tán tỉnh thực tế nhất thế giới” này đặt bạn vào một loạt các tình huống cần nhận được lời khuyên từ “bậc thầy quyến rũ nổi tiếng Richard La Ruina.” Bất kể bạn trải nghiệm nó một cách nghiêm túc hay cho rằng tất cả chỉ là một trò đùa, thật khó để bỏ qua thực tế rằng mọi thứ đều khá vô vị, nhếch nhác và lỗi thời.
“Hãy tiết kiệm tiền của bạn và đối xử với người khác giới như con người thay vì đồ vật.” – Impulsegamer
5: Past Cure (Hệ máy đánh giá: Xbox One) – Điểm số trung bình: 34/100
Các nhà phê bình đã rất thất vọng với chất lượng mà tựa game hành động mang phong cách Hollywood kết hợp các yếu tố giả tưởng siêu nhiên đem đến. Cũng giống như nhân vật chính của nó – một người nửa tỉnh nửa mê, những gì đọng lại chỉ là một thành quả mơ hồ chưa đến nơi đến chốn.
“Past Past Cure muốn trở thành một thứ gì đó tuyệt vời, và tham vọng ấy là thứ duy nhất mà nó có. Đây là một trò chơi thiếu sót đến tận cốt lõi. Câu chuyện lộn xộn và thiết kế kém chất lượng ngăn không cho bất kỳ khía cạnh nào có thể được phát huy. Thậm chí đừng ‘mạo hiểm’ lấy một tờ quảng cáo về sản phẩm này khi nó hạ giá. Cuối cùng, bạn sẽ chỉ chuốc lấy bực bội thôi.” – Destructoid
4: Agony (Hệ máy đánh giá: Xbox One) – Điểm số trung bình: 34/100
Cuộc phiêu lưu sinh tồn dưới góc nhìn thứ nhất đầy lỗi, thiết kế kém, cực kỳ đẫm máu và gây sốc ở Địa Ngục chắc chắn đã mang đến những gì mà tựa đề của nó hứa hẹn (Thống Khổ). Rõ ràng những người ủng hộ quyên tiền phát triển trên trang Kickstarter của trò chơi không lấy gì làm vui vẻ.
“Theo nhiều cách, Agony đã mang đến trải nghiệm rất xác thực cho cách giải thích của người xưa về Địa Ngục. Chơi trò này có cảm giác như bị tra tấn, hoạt động vô cùng tẻ nhạt khi bạn thực hiện các nhiệm vụ tương tự nhau và chứng kiến những hình cảnh ghê rợn. – TheXboxHub
3: Fantasy Hero ~unsigned legacy~ (Hệ máy đánh giá: Switch) – Điểm số trung bình: 34/100
Sản phẩm Switch tồi tệ nhất trong năm chính là bản port của tựa game JRPG 4 năm tuổi trên PS Vita, vốn đã không mấy chất lượng. Những hạn chế về cốt truyện và lối chơi chung của nó càng trở nên rõ ràng hơn trên chiếc console mới, khiến nó hoàn toàn có thể bị bỏ qua.
“Thật chẳng có gì vui khi trải nghiệm một tựa game mà về cơ bản hoàn toàn không thú vị, đến nỗi bạn thực sự phải vật lộn chỉ để quan sát màn hình khi đang chơi.” – Digitally Downloaded
2: Gene Rain (Hệ máy đánh giá: Xbox One) – Điểm số trung bình: 32/100
Gene Rain, tựa game bắn súng kết hợp ẩn nấp góc nhìn ngôi thứ ba với bối cảnh tương lai của nhà phát triển Trung Quốc Deeli Network, đã bị chỉ trích vì đồ họa mờ nhạt, một câu chuyện khó hiểu (bị cản trở bởi phần chuyển nghĩa tiếng Anh kém) và lối chơi gây nhiều sự bực bội.
“Không thứ gì có thể bù đắp cho cái giá mà bạn đã bỏ ra trò chơi chơi. Không hề tồn tại điểm nào mạnh theo đúng nghĩa đen. Không có thứ gì được thực hiện tốt. Tôi ước chi mình có thể nói “bất chấp tất cả những điều tiêu cực”, nhưng không thể. Gene Rain chỉ đơn giản là quá khủng khiếp và bạn nên tiết kiệm thời gian cùng tiền bạc của mình” – XBLA Fans.
1: The Quiet Man (Hệ máy đánh giá: PS4) – Điểm số trung bình: 29/100
Thông thường, trò chơi có điểm thấp nhất trong năm đến từ một nhà phát hành quy mô nhỏ hơn, nhưng 2018 là ngoại lệ. Square Enix bị chỉ trích vì đưa ra trò hề lớn nhất của năm nay, một cuộc phiêu lưu có nhân vật chính bị điếc (và thiếu đi phần âm thanh tương ứng trong phần lớn trò chơi, một mánh lới chủ yếu làm cho nó không dễ để bạn thấu hiểu toàn bộ câu chuyện).
Chính thức được công bố lần đầu tiên tại E3, trò chơi được phát hành chỉ vài tháng sau đó nhưng không đi kèm với sự “im lặng” mà nhanh chóng nhận về hàng loạt đánh giá chỉ trích không tiếc lời từ cả giới báo chí lẫn người dùng Metacritic. “Không thể giải thích”, “thảm khốc”, “không thể hiểu được”, “tự phụ” và “vực thẳm” chỉ là một số ít mô tả được chia sẻ cùng với “thảm họa khái niệm” này.
“The Quiet Man là trò chơi khủng khiếp nhất từng có của một thế hệ, bị sa lầy bởi các vấn đề kỹ thuật và chủng tộc, những ý tưởng tự phụ và cách thức triển khai kém.”
“Tựa game không mang lại cảm giác hoàn thiện; toàn bộ trải nghiệm là một loạt sự hỗn loạn xếp tầng khiến bạn tự hỏi làm thế nào mà nó lại không bị hủy bỏ.” – GameInformer