Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.Cuối - PC/Console

Tiệc vui chóng tàn và trước khi mọi thứ vỡ tan hãy cùng xem chúng ta còn lại những gì trong những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ nhé!

Trong phần đầu của loạt bài những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ, chúng ta đã làm quen với những trò chơi điện tử bị mất source hay bị xếp xó vì dự cảm không tốt của người đứng đầu công ty như Star Fox 2 hoặc nội dung bệnh bựa chống lại loài người như Thrill Kill. Trong phần cuối này hãy xem Mọt tui có thể mang lại thứ gì mới mẻ cho các bạn nhé!

Resident Evil 1.5

Đây không phải là bản được phát hành năm 1998 rất nổi tiếng mà chúng ta từng biết đến. Sau sự thành công vang dôi của phần đầu tiên, gần như ngay lập tức Resident Evil 2 được Capcom bật đèn xanh và bắt đầu gia đoạn phát triển ngay khi cơn sốt do Jill Valentiin tạo ra còn chưa kịp hạ nhiệt. Với tất cả sự mau chóng ấy theo kế hoạch, đáng lý RE2 phải được ra mắt vào năm 1997 nếu như Capcom vì một vài lý do cảm thấy không hài lòng với bản dựng thử và yêu cầu đội ngũ sản xuất phải thực hiện lại hoàn toàn.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.Cuối

Thật may mắn, từ giờ chúng ta có thể gọi đây là Resident 1.5 bởi sau đó không biết vì lý do gì – có thể các nhân viên tại Capcom không cam tâm đem đứa con tinh thần của mình cất vào kho lưu trữ vĩnh viễn, source game bị phát tán lên mang internet. Cần nhắc lại rằng dù RE2 1998 cũng rất thành công thế nhưng trước đó việc RE1.5 được mang đi nhá hàng tại một số sự kiện đã khiến nhiều game thủ có ấn tượng sâu đậm và chưa bao giờ thôi nhung nhớ trò chơi này. Vì lẽ đó khi nghe tin bị hủy đồng thời source game lộ trên mạng họ đã chẳng mất bao nhiêu thời gian để tải nó về cũng như hoàn thành nốt những gì còn dang dở.

Mãi về sau này khi các bên đều có đầy đủ thời gian để cùng ngồi xuống và nhìn nhận lại vấn đề, tất cả đều đồng ý rằng RE1.5 cũng khá ổn nhưng thực tế RE2 mới là kẻ thực hiện công việc của mình tốt hơn. Các NSX vào thời điểm đó muốn số lượng thây ma xuất hiện trong cùng một khung hình phải được tăng lên, đảm bảo mỹ cảm kinh dị về thị giác của người chơi. Tuy nhiên với cấu hình lúc bấy giờ của chiếc máy PS1 điều đó hoàn toàn bất khả thì vì thế họ quyết định giảm chi tiết hình ảnh của nhân vật chính Eliza Walker và môi trường xung quanh xuống thấp để lấy dung lượng cho đám thây ma. Capcom sau khi nghiệm thu bản dựng đã cảm thấy điều này không hợp lý và chẳng đáng để hy sinh chất lượng đồ họa để tăng thêm vài con zombie trong khung hình.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.2
Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.2
Có những tựa game bị hủy bỏ trong quá trình sản xuất do chủ xị hết tiền nhưng cũng có những game được làm ra xong chỉ còn cách để đó hay mang source quăng lên mạng cho ai thích thì vọc bởi không cách nào qua nổi ải kiểm duyệt bởi nội dung quá sức phản nhân loại.

Nhìn chung mọi người đều cảm thấy hợp lý khi RE1.5 đã bị thay thế bởi phiên bản sau nó và giờ đây với bản dựng gần như hoàn chỉnh cùng quyền truy cập vào menu debug, người ta có thể vọc vạch trò chơi đồng thời nhớ lại những ngày xa xưa của ngành công nghiệp game.

Sonic X-Treme

Con nhím xanh chạy rất nhanh tuy được người Nhật tạo ra nhưng lại trở thành một biểu tượng trong văn hóa Mỹ. Thế nhưng Sonic X-Treme, một kho báu đúng nghĩa, lại bị lạc lối rất nhiều năm trong cộng đồng fan hâm mộ của SEGA. Theo dự tính ban đầu, trò chơi sẽ mang trọng trách như một game Sonic đầu tiên sở hữu đồ họa 3D cùng những cải tiến cực ngầu trong lối chơi như chạy trên tường và trần nhà (điều mà sau này rất được hoan nghênh trong Sonic Lost World).

Dự kiến là khả quan trong khi bắt tay vào thực hiện lại chỉ toàn thấy bi quan. Trong khi các sản phẩm khác bị trì hoãn kéo dài vì những lý do râu ria như hết tiền, nội dung phản cảm hay chất lượng kém thì Sonic X-Treme lại gặp vấn đề từ chính nội tại sản phẩm khi không cách nào vận hành trơn tru trên các nền tảng console hiện có. Trải qua ba đời console từ Sega Genesis đến X32 và cuối cùng là Sega Saturn, các nhà sản xuất game này vẫn không cách nào fix được việc Sonic X-Treme không thể chạy trơn tru trên máy. Tồi tệ hơn công việc sửa lỗi ngày càng chiếm dụng nhiều tài nguyên lẫn nhân lực của SEGA, trong khi hãng lúc này cũng đang méo mặt vì cỗ máy Sega Saturn bị huyền thoại PlayStation đàn áp không thương tiếc trên mặt trận phần cứng.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.Cuối

Các nhân viên của dự án Sonic X-Treme cũng không trải qua bao nhiêu ngày tháng vui vẻ khi có những người như Chris Senn, trưởng nhóm thiết kế đồ họa đã phải làm việc 20h/ngày trong suốt thời gian chạy dự án. Kết quả của việc cày liên tục này khiến sức khỏe của Chris ngày càng tồi tệ, đến mức khi đi khám bệnh bác sĩ nói rằng nếu không lập tức ngừng công việc anh có thể đột tử bất cứ lúc nào. May mắn cho Chris là anh ta đã dừng lại kịp lúc, đến giờ thanh niên này vẫn sống và làm việc trong ngành game nên các vị không ai cần lo lắng. Trở lại với số phận của Sonic X-Treme, sau tất cả những vấn đề tồi tệ nói trên trò chơi đã nhận cái kết đắng lòng là bị hủy bỏ khi deadline dự án chỉ còn vỏn vẹn 2 tháng nhưng không có vẻ gì game sẽ chạy ổn định được.

Khác với những trò chơi trong danh sách chỉ mất vài năm để được quay trở lại dưới ánh mặt trời, bộ source game của Sonic X-Treme phải mất gần 20 năm sau mới được một tay lập trình dạo có nickname Intrepid khai quật ra. Khi đó đã là năm 2015 và với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, chẳng mất bao nhiêu thời gian để tay lập trình này giải quyết các vấn đề từng làm khó các NSX của SEGA vào 20 năm trước.

Pokémon Card GB2: Here Comes Team GR!

Với sự thành công khủng khiếp của Pokémon khi ra mắt vào năm 1998, gần như mọi phiên bản thuộc sê-ri này đều đã được ra mắt cộng đồng game thủ trên toàn thế giới. Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có phần ngoại lệ và có một phiên bản chưa bao giờ được Nintendo ra mắt tại thị trường hải ngoại. Trò chơi đó mang tên Pokémon Card GB2: Here Comes Team GR!, vốn rất thành công khi đặt chân lên hệ máy Game Boy tại thị trường Nhật nhưng cũng như bao siêu phẩm kinh điển từng làm mưa làm gió trên SNES, chẳng ai biết vì sao nó không được xuất ngoại.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.Cuối

Nội dung trong Pokémon Card GB2: Here Comes Team GR! Khá thú vị khi lấy ý tưởng từ một game thẻ bài Pokémon ngoài đời thật. Mặc dù không có nhiều cải tiến và lối chơi đã bị đóng khung theo cách tương tự như các tựa game Pokémon khác (chẳng hạn như game thủ phải đánh bại tám thủ lĩnh Gym/Club để qua màn) thế nhưng việc bổ sung các thẻ bài từ bản mở rộng Team Rocket của trò chơi đấu bài ngoài đời thật cũng khiến cho người hâm mộ toàn thế giới tiếc nuối vì không được chạm tay vào trò chơi.

Nintendo không bao giờ giải thích lý do vì sao họ ém hàng  Pokémon Card GB2: Here Comes Team GR! Tại thị trường Nhật Bản nhưng sau 10 năm chờ đợi, cộng đồng người hâm mộ Pokémon trên toàn thế giới đã có thể trải nghiệm tựa game với một bản dịch đi kèm vô cùng hoàn hảo được tung lên mạng vào năm 2012.