Những tác phẩm mà bạn nên đọc trước ngày The Last of Us 2 ra mắt - PC/Console

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng người hâm mộ của Ellie và Joel cũng được viết tiếp hành trình sinh tồn của họ trong The Last of Us 2 vào ngày 19/6.

Từ giờ cho đến cái ngày định mệnh ấy, khi chúng ta có thể sẽ mỏi nhừ hai ngón cái để điều khiển Ellie làm mấy trò thú vị như cắt cổ bọn lính canh, đập vỡ sọ đám người nấm hoặc chỉ đơn thuần là cưỡi ngựa đi lòng vòng để ngắm cảnh thế giới đầy choáng ngợp của The Last of Us 2, nên chuẩn bị làm gì là phù hợp nhất? Có lẽ nước ngọt và đồ ăn vặt là những thứ thường được gợi ý mỗi khi chơi game dù thực tế nó méo có chút dinh dưỡng nào thậm chí còn khiến người ta dễ béo phì. Chính vì lẽ đó Kênh Tin Game sẽ gọi ý cho các bạn vài thứ thuần túy về văn hóa tinh thần để chúng ta có những trải nghiệm khởi động phù hợp giúp bộ não tiếp thu câu chuyện trong The Last of Us 2 được trọn vẹn hơn trong những ngày sắp tới.

Cốt truyện thật sự của The Last of Us 2 vẫn chưa được hé lộ
Naughty Dog: Cốt truyện The Last of Us 2 thật sự vẫn chưa bị lộ!
Cốt truyện The Last of Us 2 cũng giống nguyên lý tảng băng trôi, bạn sẽ chỉ biết được phần nổi qua thông tin bị lộ mà thôi.

The Last of Us: American Dreams của Neil Druckmann và Faith Erin Hicks

Những tác phẩm mà bạn nên đọc trước ngày The Last of Us 2 ra mắtĐây có vẻ là một việc hơi kỳ lạ nhưng thực tế nhiều fan mộ của trò chơi đã vô tình bỏ lỡ bộ truyện tranh chính thức vì những lý do khác nhau. The Last of Us: American Dreams chấp bút kịch bản bởi Neil Druckmann, giám đốc sáng tạo của phần 1 và là người đứng đầu của dự án The Last of Us 2. Bộ truyện được vẽ minh họa bởi nghệ sĩ tài ba Faith Erin Hicks. Trong tựa game gốc chúng ta gặp gỡ Ellie lần đầu khi cô xuất hiện như một nhiệm vụ mà Joel phải thành nhưng rõ ràng không có một con người nào tự nhiên nứt đất mà chui lên đột ngột như thế. Quá khứ của Ellie như thế nào, những trải nghiệm kinh khủng gì đã biến cô gái nhỏ có vẻ ngoài xinh xắn trở thành kẻ có cái mồm độc địa đến như vậy? Tóm lại bí ẩn xung quanh thân thế của Ellie trước khi gặp mặt Joel sẽ được miêu tả chi tiết trong tập truyện tranh The Last of Us: American Dreams. Ngoài ra sự xuất hiện của Riley Abel và diễn biến của bốn quyển truyện liền mạch với DLC Left Behind cũng là một điểm khá thú vị.

The Road của Cormac McCarthy

Những tác phẩm mà bạn nên đọc trước ngày The Last of Us 2 ra mắt

Các nhân viên sáng tạo của Naughty Dog chưa bao giờ dấu giếm rằng các yếu tố trong quyển tiểu thuyết The Road của Cormac McCarthy đã tạo cảm hứng cho họ xuyên suốt quá trình phát triển The Last of Us. Trong cuốn sách xuất bản năm 2006, một sự kiện tận thế đầy bí ẩn khiến toàn bộ nước Mỹ bị bao phủ bởi một lớp tro bụi và toàn bộ sự sống gần như bị diệt tuyệt. Giữa đống hỗn độn và điên loạn ấy, The Road đưa độc giả theo chân một gã đàn ông cục súc đầu không thiếu cọng tóc nào cùng đứa con trai có tên tuổi đàng hoàng của mình băng qua nước Mỹ để tiếp cận đại dương với hy vọng tìm kiếm cơ hội sống sót. Cũng giống như hành trình của Joel và Ellie, hai cha con trong cuốn tiểu thuyết cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hành trình của mình bởi họ sẽ có cơ hội chứng kiến quá nhiều sự tha hóa về đạo đức lẫn nhân cách của con người khi nền văn minh sụp đổ. Cốt truyện không quá đột phá, hình mẫu nhân vật trong The Road khá đơn giản nhưng với tài nghệ chơi đùa cùng câu chữ trong thể loại văn xuôi của mình, Cormac McCarthy đã mang đến cho độc giả một tác phẩm khá ấn tượng.

The Girl with All the Gifts của M. R. Carey

Những tác phẩm mà bạn nên đọc trước ngày The Last of Us 2 ra mắt

Dựa theo một truyện ngắn từng được đề cử tại giải Edgar, The Girl with All the Gifts của M. R. Carey là cuốn tiểu thuyết thuộc thể loại khoa học viễn tưởng đầy đen tối mô tả thế giới gần như bị hủy diệt vì một loại nấm ký sinh kỳ lạ. Nghe tới đây là thấy quen quen rồi nhưng hãy cứ đọc tiếp. Những người sống sót bằng cách nào đó không bị ảnh hưởng bởi chủng nấm ký sinh nói trên sẽ tụ tập lại với nhau và sinh sống đằng sau những khu boong-ke được canh gác nghiêm mật. Tại một trung tâm nghiên cứu khoa học của quân đội các điều tra viên nhận thấy nhiều đứa trẻ sau khi bị lây nhiễm nấm ký sinh vẫn duy trì được phần nào đó khả năng tư duy và nhận thức tuy nhiên nếu tiếp xúc quá gần với máu người chúng sẽ nhanh chóng mất kiểm soát đồng thời để bản năng của động vật lấn át. The Girl with All the Gifts từng được chuyển thể thành một bộ phim điện ảnh nhưng kinh phí thấp đã khiến tác phẩm không thể truyền tải toàn bộ ý tưởng từ cuốn sách và nhanh chóng bị khán giả lãng quên.

The Electric State của Simon Stalenhag

Những tác phẩm mà bạn nên đọc trước ngày The Last of Us 2 ra mắt

Nếu từng thích thú với sê-ri Tales from the Loop trên Amazon Prime và The Last of US (dĩ nhiên) thì người ta không có lý do gì để bỏ qua quyển artbook The Electric State của Simon Stalenhag. Kể về một cô bé mồ côi tuổi teen đang phiêu lưu từ bờ Đông sang bờ Tây của nước Mỹ. Điều đó hơi kỳ lạ nhưng cũng chẳng quá bất thường nếu như trong bối cảnh giả tưởng năm 1997, Hoa Kỳ không bị tàn phá khắp nơi bởi nội chiến cùng với những phát triển đáng kinh ngạc về công nghệ. Giống như Ellie, nhân vật chính của The Electric State là Michelle cũng có quá khứ dữ dội khiến cô bé tuổi teen này lúc nào cũng rơi vào trạng thái quá khích, dễ cáu giận và luôn nổi loạn. Con robot bị hư hại nghiêm trọng đi theo làm bạn với Michelle trong suốt cuộc hành trình không có chút gì giống Joel nhưng tính nhẫn nại của nó khiến người ta cảm thấy câu chuyện trở nên thú vị hơn.

Children of Men của Alfonso Cuarón

Những tác phẩm mà bạn nên đọc trước ngày The Last of Us 2 ra mắt

Bộ phim giả tưởng đậm chất dystopia này đã góp phần không nhỏ trong việc định hình cho phong cách làm điện ảnh sau này của đạo diễn Alfonso Cuarón. Tiêu biểu nhất là những cảnh quay dài với chỉ một cú lia máy (single-shot) về sau được vận dụng khá nhiều trong Gravity, tác phẩm khoa huyễn do Sandra Bullock thủ vai chính. Trước khi nổi tiếng cùng chuỗi sản phẩm mang đậm phong cách cá nhân của mình, đạo diễn người Mexico từng khiến các mọt phim chú ý thông qua những cảnh quay ấn tượng trong phần 3 của loạt phim Harry Potter. Đến khi bắt tay vào thực hiện Children of Men kỹ năng này đã được nâng cấp lên một tầm cao mới. Bối cảnh của bộ phim kể về ngày tận thế, mang màu sắc và âm hưởng tôn giáo rõ rệt, được lấp đầy bởi những chi tiết ẩn dụ với tư tưởng chủ đạo tập trung vào con người và ý chí sinh tồn của họ. Câu chuyện xảy ra vào năm 2027, khi đó Luân Đôn rơi vào hỗn loạn bởi làn sóng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài đường phố, cảnh sát trấn áp, điều tra và bắt bớ những người ngoại quốc. Thế nhưng trong quán bar, mọi người vẫn đang bận khóc thương vì một đứa bé mới qua đời. Đứa bé cuối cùng đó được sinh ra vào 18 năm trước. Những khung cảnh tưởng chừng rời rạc ấy thông qua bàn tay tài hoa của Cuarón lại trở nên liền lạc một cách kỳ lạ. Ở thế giới giả tưởng này, phụ nữ đã bị tước đoạt thiên chức làm mẹ không rõ lý do trong khi nhân loại phải đối mặt với tương lại giống nòi bị tuyệt diệt. Theo cách nào đó, các vấn đề trong Children of Men mang rất nhiều điểm tương đồng với The Last of Us và chúng ta có thể nghiên cứu nếu có đủ thời gian rãnh rỗi.