Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.5 - PC/Console

Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi chơi những tựa game còn khá đơn sơ với đồ họa 8-bit hẳn bạn đã chết không biết bao nhiêu lần mà nói.

Mọi pha chết chóc trong bad ending của House of Velez Part 2

Có một điều thành thực mà Mọt tui cần thú nhận ở đây là tui chưa từng chơi qua cái game House of Velez cả Part 1 lẫn Part 2 một phút một giây nào cả. Tuy nhiên trò chơi này có vẻ rất nổi tiếng trong giới yêu thích game tởm bởi chứa đựng đầy yếu tố torture pron ở trong đó. Suốt quá trình nữ nhân vật chính Ryona tìm đường giải đố để vượt qua mê cung đầy cạm bẫy, cô ta sẽ chết hàng chục đến hàng trăm lần tùy vào mạch suy nghĩ lẫn khả năng điều khiển của người chơi.

Dĩ nhiên các phân cảnh chết chóc của game rất không dễ nhìn nhưng với những người chơi yêu thích các tựa game kinh tởm hẳn House of Velez đã làm rất tốt công việc của mình. Với những người tò mò chơi House of Velez cho biết với động cơ duy nhất là nghiên cứu học thuật thì những cảnh chết chóc mỗi khi nhân vật phạm sai lầm quả thực đáng lo ngại nhưng cũng rất phấn  khích theo ý nghĩa nào đó.

Nhìn chung có 1001 cách để Ryona tử vong từ đơn giản tới man rợ nhất ví dụ như bị một mũi khoan xuyên thẳng từ “dưới” lên trên, toàn bộ da mặt bị lột khỏi đầu sau khi kẹt vào máy hay một chiếc giày cao gót khổng lồ xuyên vào đầu khiến mắt lồi ra ngoài. Khi được phỏng vấn những người tạo ra trò chơi này giải thích rằng họ muốn game thủ tập trung hơn để tránh sai lầm vì vậy họ sẽ trừng phạt người chơi bằng cách mô tả những cảnh chết chóc của Ryona trong các bad ending càng chân thực, càng bạo lực càng tốt. Nhưng hình như có cái gì đó sai sai ở đây thì phải.

Batman tuyệt đối yếu hơn cá mập Arkham City

Đấng không phải là thực thể vô đối, lại càng không toàn năng đến mức không gì không làm được như ai kia, thế nhưng mạnh như Siêu Nhân cũng không có cửa thậm chí cả Justice League ai cũng phải sợ Đấng. Trong trò chơi điện tử Đấng cũng không ít lần chạm mặt với những kẻ thù truyền kiếp của mình và hầu hết trong số chúng đều bị đá đít về bệnh viện tâm thần theo cách tàn bạo nhất. Ai có thể quên cuộc gặp gỡ của Batman với Joker nhỉ? Và trận chiến kinh điển phô bày toàn bộ mỹ học về bạo lực với Killer Croc thì sao?

Tuy nhiên trong Batman: Arkham City, có một kẻ thù mà Batman hoàn toàn dưới cơ thậm chí mơ hồ bị áp chế, đó chính là con cá mập bên dưới hồ băng. Ai từng chơi qua game này cũng sẽ biết Mọt tui đang nói về Tiny và không biết các NSX của trò chơi này phải sở hữu bao nhiêu tế bào khôi hài trong não mới có thể sử dùng từ “tí nị” để đặt cho tên sát thủ không lồ này cơ chứ? Batman có rất nhiều đồ chơi cũng như đầu óc đủ thông minh để đánh cờ cùng lũ sinh vật ngoài trái đất nhưng trong tình huống này, khi nhận nhiệm vụ giải cứu một đám cảnh sát đang mắc kẹt trên sông băng, anh ta quyết định sẽ sử dụng sự khéo léo của bản thân để vượt qua vùng nước đang đóng băng rất mỏng đó.

Những tựa game bắt nhân vật chính chết thảm trong bad ending – P.4
Có NSX rất hạn chế mô tả cảnh chết thảm của người chơi trong bad ending như TLOU thế nhưng cũng có những kẻ lại cho đó là điều không nên cấm cản.

Nếu thành công, đám cảnh sát vô dụng trong phim Mẽo hay mô tả sẽ được cứu còn thất bại thì Đấng sẽ rơi vào bad ending tồi tệ nhất khi được làm bạn với Tiny vài giây ngắn ngủi trước bị nó nuốt sống. Hoan hô cá mập Tiny, chú mày đã làm được việc mà cả Super Man, Joker, Ra’s al Ghul và Bane đều rất ít khi thành công. Đó là hành Đấng ra bã!

Cơ thể bị vặn xoắn trong Unforgiving: A Northern Hymn

Những ai có đọc một chút về lịch sử Bắc Âu hẳn sẽ biết vùng lạnh giá này không chỉ có những cảnh sắc mê hồn cùng nền văn hóa Viking đa dạng. Trong những truyền thuyết cổ xưa của người dân sống tại vùng bán đảo Scandinavia, còn có những câu chuyện hết sức kinh khủng về mụ phù thủy Hag, bọn quỷ cục mịch Troll và kinh khủng nhất là Nattmara, cơn ác mộng vô tận không hồi kết, nỗi ám ảnh kinh hoàng hay các điềm báo xấu của nữ thần tử vong.

Trong những năm qua rất nhiều những tựa game của những người con ưu tú vùng Bắc Âu đã sử dụng các yếu tố nói trên để đưa vào tác phẩm của mình và thành công nhất có lẽ không ai khác chính là sê-ri the Witcher. Không nổi tiếng như người huynh đệ đến từ Ba Lan, Unforgiving: A Northern Hymn, tựa game indie lấy đề tài kinh dị sinh tồn do Angry Demon Studio đến từ Thụy Điển phát triển đã sử dụng những yếu tố kinh dị từ các câu chuyện trong thần thoại vùng bán đảo Scandinavia để tạo ra sự hấp dẫn cho bản thân. Trong game là một hành trình vật vã để sống sót khỏi những sinh vật kỳ quái đang lãng du khắp nơi, một trong số những con quái vật ấy có cách giết người vô cùng kỳ lạ. Khi chạm mặt chúng nếu không có những biện pháp đối phó thích đáng, con quái này bằng cách nào đó sẽ chui vào trong cơ thể của nhân vật chính và cơn ác mộng chính thức bắt đầu từ đây.

Dưới góc nhìn thứ nhất game thủ sẽ trông thấy cẳng tay cẳng chân của nhân vật do mình điều khiển lần lượt vặn vẹo theo những độ cong hết sức kỳ quái mà người thường không cách nào thực hiện được. Thậm chí xương khớp của những ngón tay lẫn cổ chân cũng bị cong gập lại trong khi nạn nhân gào thét hết sức đau đớn trước khi màn hình Game Over hiện lên. Chết không đáng sợ, quá trình dẫn đến cái chết mới đáng sợ và studio đến từ Thụy Điển đã khiến người ta teo bu-gi khi làm rất tốt các pha chết chóc chậm rãi mỗi khi rơi vào bad ending.

Đầu thân phân hai nơi trong bad ending của Granny

Đối với nhiều game thủ nếu không được ở chung thì về thăm ông bà là một dịp hết sức đáng trông đợi bởi ông bà luôn sẵng sáng đáp ứng mọi yêu cầu có khi là vô lý nhất của bọn nhóc. Tuy nhiên thứ gì cũng có một vài trường hợp cá biệt và những game thủ từng trải nghiệm qua tựa game đồ họa xấu thấy ớn mang tên Granny hẳn sẽ hiểu cái cảm giác cá biệt này chính xác nên diễn tả như thế nào.

Khi đến thăm người “bà” giả mạo trong tựa game Granny bạn sẽ bị con quái vật này nhốt lại và nó không bao giờ muốn bạn có cơ hội sống sót mà rời khỏi nơi đây. Không quá cầu kì như những tựa game kinh dị khác, nhưng Granny lại gây được ấn tượng rất mạnh đối với người chơi. Những gì mà trò chơi này đem lại thực sự là một cảm giác đúng nghĩa khi chơi game kinh dị. Bạn sẽ nhập vai một cậu bé bị bắt cóc và nhốt trong một căn phòng u tối. Nhiệm vụ của bạn là làm mọi cách để thoát ra khỏi căn nhà đầy ghê rợn này càng nhanh càng tốt mà không bị “bà ngoại ma” kia phát hiện.

Bạn sẽ có 5 ngày, tương ứng với 5 cơ hội để tìm cách thoát ra trong suốt quá trình chơi. Trong những lần bị phát hiện khi cố gắng trốn khỏi căn nhà, người chơi chỉ bị đánh ngất sau nó đó ném về căn phòng đầu tiên nhưng cũng có khi “bà ngoại ma” này sẽ nổi hứng và làm thịt luôn con mồi. Một trong những cái chết ấn tượng nhất của bad ending này chính là đầu thân phân hai nơi khi bạn bị cột chặt vào máy chém và Granny thì lạnh lùng gạt cần điều khiển.

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những cái chết thảm trong game