Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.Cuối - PC/Console

Câu chuyện huy hoàng của những tựa game bom tấn thì ai cũng có thể thấy rõ nhưng góc khuất đằng sau sự thành công đó lại có mấy người hiểu được?
Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.2
Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.2
Người giàu có vẫn có quá khứ nghèo hèn và những trò chơi bom tấn đôi khi cũng có một thời quá khứ “oanh liệt” mà không ai muốn nhớ đến.

Assassin’s Creed: Unity là một mớ hỗn độn

Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.2

Các nhân vật xuất hiện với toàn bộ lớp da mặt bị bóc đi chỉ chừa lại hai nhãn cầu trắng ởn hay tốc độ khung hình trổi sụt thất thường khiến người chơi khốn đốn trong một thời gian dài, đó là những mô tả trực quan nhất về Assassin’s Creed: Unity, tựa game khiến người ta gần như không thể chơi được một cách trơn tru khi vừa ra mắt. Đơn vị phát hành phải đứng ra xin lỗi vì “lỡ” phát hành một trò chơi vô cùng khủng khiếp, thậm chí Yannis Mallat, CEO của Ubisoft Montreal cũng thừa nhận chất lượng của Assassin’s Creed: Unity là không thể chấp nhận được. Những fan hâm mộ của dòng game AC nói riêng hay tất cả các sản phẩm của Ubisoft nói chung đều rất giàu lòng vị tha, sau khi NSX sửa hết mớ lỗi kinh dị đó cuối cùng trò chơi đã quay trở lại và đón nhận được sự tha thứ rộng rãi của cộng đồng game thủ. Gần đây, sau vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, Assassin’s Creed: Unity tiếp tục được nhắc đến với hành động cao đẹp khi quyên góp 500.000$ cho việc xây dựng lại. Đồng thời miễn phí trò chơi có thời hạn để những ai muốn chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris trong game được thỏa mãn mong muốn của mình.

Star Wars: Battlefront 2 chính là sòng bạc trá hình

Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.2

Star Wars: Battlefront 2 đã gây ra những tranh cãi trong cộng đồng người hâm mộ ngay từ khi nó vẫn nằm ở giai đoạn thử nghiệm. Tất cả xoay quanh vấn đề pay-to-win của trò chơi, một số ít người cho rằng nó sẽ giúp đỡ cho những ai thiếu thời gian cày cuốc nhưng vẫn muốn sử dụng vật phẩm hay trải nghiệm các dịch vụ cao cấp nhất. Trong khi phần đông còn lại đều đồng ý rằng cơ chế này sẽ phá hoại mọi trải nghiệm mà một trò chơi truyền thống có thể mang lại. Không đơn thuần chỉ là những item hay trang bị xịn, phi vụ trả tiền chơi game mà EA cung cấp cho Star Wars: Battlefront 2 những thứ như tiền tệ trong game, tăng điểm kinh nghiệm hay các nhân vật hiếm. Nói chung là không có thứ gì mà NPH không bán, quan trọng là bạn sẵn lòng chi trả bao nhiêu tiền mà thôi. Không muốn trả tiền? Hãy thử vận may bằng cách khui lootbox nhưng thật lòng mà nói với tỉ lệ xuất hiện vật phẩm khét tiếng tồi tàn của nó thì thà bạn cứ nạp tiền rồi chi trả trực tiếp cho món đồ hay dịch vụ còn hợp lý hơn là chơi sổ xố kiến thiết “không bao giờ trúng” kiểu này. Sau khi bị chửi rủa sấp mặt, cộng thêm khả năng bị gửi trát triệu tập về hành vi cờ bạc trá hình từ tòa án tại một số quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan… cuối cùng EA cũng chịu nhượng bộ khi loại bỏ nhiều tính năng microtransactions (hút máu) khỏi trò chơi trước ngày ra mắt chính thức. Về sau khi vụ microtransactions được phục hồi, chúng chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ và không còn can thiệp vào kết quả của trò chơi được nữa. Khi EA rút bàn tay nhám của mình ra khỏi vụ microtransactions để làm game một cách đàng hoàng thì Star Wars: Battlefront 2 đã rất nhanh chóng chứng tỏ nó là một trò chơi tuyệt vời với cốt truyện sâu sắc cùng hàng tá những điều thú vị để người chơi khám phá.

Tom Clancy’s The Division chơi đơn chơi mạng đều gặp lỗi

Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.2

Đã có những nghi ngại xung quanh Tom Clancy’s The Division khi NPH (lại là) Ubisoft từ chối mở cửa máy chủ cho đến ngày trò chơi chính thức ra mắt. Điều này đồng nghĩa với việc không có đánh giá sơ bộ cho những ai muốn củng cố lòng tin của bản thân để mạnh dạn pre-order. Tuy nhiên với danh tiếng của Tom Clancy và khả năng bảo chứng của Ubisoft vẫn có rất nhiều người quyết định xuống xác khi lựa chọn đặt trước tựa game này trong sợ hãi. Quả nhiên chẳng nằm ngoài dự đoán bao nhiêu, khi ra mắt game là một tập hợp của hàng tá lỗi vụn vặt. Một trong số đó khiến người ta không thể kết nối với bất kỳ game thủ nào khác trong khi ai cũng biết tinh túy của trò chơi nằm ở hạng mục co-op. Những game thủ muốn chơi đơn để chờ đợi bản vá cũng có kết cục không khá hơn là bao khi vài lỗi trời ơi đất hỡi nào đó khiến họ bị dính cứng tại Safe House hay kẹt chết dí khi di chuyển ngang những con hẻm nhỏ. Các NPC trong game cũng khiến cuộc sống của người ta thêm khổ cực khi vì lý do nào đó họ rất hay đứng chặn ngay điểm ra vào của các khu vực và không cách nào đi qua được. Theo thông lệ cũ Ubiosft lại xin lỗi sau đó tung ra bản patch và mọi chuyện đâu vào đấy. Nhìn chung thì The Division sau khi fix các lỗi chơi cũng được và có lẽ NSX đã rút ra được bài học gì đó khi The Division 2 ra mắt tương đối trơn tru.

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những game thành công có khởi đầu tệ hại
  1. Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.1
  2. Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.Cuối