Những tựa game thực tế tới mức… như tra tấn người chơi - PC/Console

Đôi khi việc bạn tìm cách tái hiện một game thực tế nhất có thể lại đem tới những điều bất ngờ cực lớn, cả theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.

Các nhà phát triển luôn muốn tạo các tựa game thực tế nhất có thể, nhưng cái gì cũng có ranh giới của cả, nếu bạn nhất quyết muốn phá vỡ nó thì đôi kết quả đạt được không hay cho lắm đâu.

Những tựa game kinh điển và gánh nặng khi cần đổi mới
Với những tựa game kinh điển nổi tiếng mọi thời đại, thì mọi người trông đợi sản phẩm tiếp theo của nó phải xuất sắc hơn nữa, một điều không hề dễ dàng gì.

Có bao giờ bạn tự nghĩ nếu một ngày nào đó cơ thể chúng ta không còn tự động làm việc, kiểu như không tự thở, tự nháy mắt và chân tay nó tự biết mà bước đi thì con người sẽ trông ra thế nào không? Hãy đến với Manual Samuel để cảm nhận một game thực tế tuyệt đối có thể khủng khiếp ra sao, nhân vật chính Samuel xui xẻo của chúng ta vốn dĩ đã toi đời vì tai nạn giao thông, nhưng thần Chết lại nổi hứng sau đó hồi sinh anh ta với điều kiện Samuel phải sống sót qua một ngày mà không bị gì.

Nghe thì rất bình thường đúng không, cho tới khi bạn nhận ra cái game củ nồi này không nói quá khi bảo “một ngày bình thường”, vì giờ đây Samuel éo thể làm được cái gì (bao gồm cả thở). Manual Samuel là một game thực tế phát sợ, bạn phải điều khiển cho Samuel thở bằng cách nhất một nút hít vào sau đó nhả ra, nhấn lần lượt 2 nút để nhấc chân lên mà chạy.

Mọi việc sau đó mới thật là vui tính khi nếu như bạn quên nhấn nút thở thì Samuel sẽ chết, còn tất cả những hoạt động trong ngày cũng đều phải thực hiện tương tự. Nếu có lúc nào đó bạn thấy cuộc sống của mình hơi bị nhàm chán, thì hãy thử qua cái game thực tế Manual Samuel này mà xem, bảo đảm chỉ riêng việc thở thôi đã là cả thử thách rồi.

Manual Samuel

Đối với nhiều người thì có lẽ Shenmue không phải là một seri hay cho lắm vì nó nói chuyện quá nhiều, hẳn là bọn họ chưa từng chơi phần 2 của game này vì tôi chắc chắn là… mọi chuyện sẽ còn tệ hơn nhiều. Ở trường đoạn gần cuối của Shenmue 2, nhân vật chính Ryo Hazuki đã tìm rất gần tới kẻ thù giết cha của mình, khi manh mối dẫn tới chỗ trú ẩn của hắn tại một ngôi làng nhỏ tại Trung Quốc.

Thông thường thì các game sẽ chọn bỏ qua việc nhân vật chính di chuyển bằng một đoạn cắt cảnh, nhưng với một game thực tế như Shenmue 2 thì việc đó là không nên. Vậy nên bạn sẽ được chứng kiến một màn leo núi dài… 2 tiếng đồng hồ, vâng chính cm nó xác là 2 tiếng đồng hồ bạn sẽ được chứng kiến cảnh Ryo chạy bộ, đi bộ, nói chuyện, nhảy qua suối và nhặt củi nhóm lửa. Shenmue 2 đã đẩy mức độ thực tế lên tới tối đa, khi mà người chơi phải thực sự mà “leo núi” đúng nghĩa hơn 2 giờ đồng hồ, mà không hề có một chút xíu thứ gì khác.

Và khi đã lên tới nơi và bạn nghĩ rằng mình cuối cùng cũng sẽ được đánh nhau với trùm cuối ư, méo có đâu vì chúng ta sẽ lại có một cuộc trò chuyện nhỏ nữa rồi… game kết thúc cm nó luôn. Hãy chịu khó chờ hơn 10 năm sau để chơi Shenmue 3 nhé, tất nhiên là nếu lúc đó bạn vẫn còn hứng thú với nó.

Thể loại đối kháng, đặc biệt là những game có sử dụng vũ khí có lẽ là thứ hơi khó tin, khi mà bạn đã giã đối thủ ra như chém và dùng kiếm chém hắn ra muốn thành nghìn mảnh nhưng ở ván sau mọi thứ lại như chưa có gì xảy ra. Đừng lo vì với Deadliest Warrior The Game mọi thứ sẽ trở nên thực tế hơn nhiều, khi mà kiếm chém vào người đúng như đời thực.

336x280

Điểm thực tế của game này là chém vào đâu thì chỗ đó sẽ bị thương với đủ các thể loại từ: gãy tay, gãy xương, cụt chân, cụt… à mà thôi. Cái này không phải để cho vui vì nhân vật trúng đòn sẽ di chuyển loạng choạng tùy thuộc bộ phận bị “hỏng hóc”. Tất nhiên nói thì có vẻ hay vậy thôi, nhưng do Deadliest Warrior The Game làm “thật” quá nên một ván đấu diễn ra quá chóng vánh, chưa tới 10 giây đã muốn có kết quả rồi.

Và mọi thứ trong cái game thực tế này còn ảo diệu hơn nữa với những nhân vật sử dụng khí tầm xa, hãy thử tưởng tượng vừa vào game đối thủ phi một cái giáo trúng giữa trán bạn và… thắng luôn nhỉ, nó không được lành mạnh cho lắm đâu. Nói chung thì game đối kháng không nên làm thực tế quá, vì như thế chắc là Mortal Kombat khỏi xuất hiện luôn mất.

Và cuối cùng trong bài viết những game thực tế tới mức phiền toái này, hãy đến với Alien: Isolation – một trong những tựa game kinh dị xuất sắc nhất dựa theo seri phim Alien. Alien: Isolation được đánh giá là đã tái hiện lại đúng cái chất của phim nhất, khi nó đem người chơi giam giữ vào một không gian kín và phải làm mọi giá để trốn thoát khỏi con quái vật Alien. Có thể coi Alien: Isolation là một phiên bản Outlast ngoài không gian cũng được, khi bạn sẽ có rất nhiều lúc phải chui rúc vào góc kín, chời đợi Alien đi mất dạng.

Điểm hay ho ở đây là Alien: Isolation có một chức năng rất vui tính gọi là Noise Detection, tức là giờ đây tiếng động bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng tới trong game luôn. Hãy tưởng tượng bạn đang ở dưới gầm giường với con Alien ngay kế bên, bỗng nhiên mũi đột nhiên ngứa và hắt xì đúng lúc đó… xin chia buồn, bạn chắc chắn toi đời rồi. Noise Detection sẽ nhận biết tiếng động do người chơi phát ra, qua đó đưa nó vào game để tạo cảm giác chân thực 100%.

Với một game thực tế thì cái tính năng này cực hay, nhưng chơi Alien: Isolation với Noise Detection được bật lên khá là hành xác. Cảm giác bị một con Alien săn lùng trong game đã đủ khổ, giờ đây còn không dám lên tiếng, không dám thở mạnh thậm chí nhấn nút tay cầm cũng run cầm cập ra rồi. Đáng lý ra Noise Detection sẽ là một tính năng theo kiểu tăng độ kinh dị, nhưng cuối cùng nó lại trở thành trò vui cho các game thủ Alien: Isolation nhiều hơn. Bạn cũng có thể thử chơi game trong một tiệm net có trẻ trâu đánh LoL xem có trốn được an toàn hay không.

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo