Reboot, Remake và Remaster – phân biệt 3 thuật ngữ mà nhiều người rất hay lẫn lộn

Trong những năm gần đây, chúng ta thấy có rất nhiều thương hiệu trò chơi nổi tiếng lâu năm như Tomb Raider, Devil May Cry, Final Fantasy hay Resident Evil,… liên tục cho ra đời những sản phẩm Reboot, Remake và Remaster. Nhưng không nhiều người phân biệt rõ và nắm vững ý nghĩa của chúng nên thường xuyên sử dụng nhầm.

Bên dưới, Game4v sẽ tóm gọn những định nghĩa này lại sao cho dễ hiểu nhất để tránh việc mọi người dùng sai quá nhiều trong khi thảo luận.

Remaster

Đây là hình thức ít tốn kém nhất trong ba khái niệm trên. Về cơ bản, tiến hành remaster một trò chơi đồng nghĩa với việc nhà sản xuất chỉ phải đánh bóng, tỉa tót và nâng cấp về hình ảnh (chủ yếu), chỉnh sửa lại nhạc nền và cải tiến tính năng điều khiển để giúp nó hoạt động mượt mà hơn.

Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Hình thức này giúp cho nhà phát triển có thể mang các trò chơi cổ điển lên máy game hiện đại, mà không phải đụng chạm gì nhiều đến chất lượng của nguyên bản. Ví dụ tiêu biểu gần đây có Final Fantasy XII, Burnout Paradise, Dark Souls, Modern Warfare,…

Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Di chuyển thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Chính vì thế, Remaster sẽ góp phần đưa những tác phẩm cũ nhưng kinh điển tiếp cận những người chơi mới và thuyết phục fan lâu năm trải nghiệm lại nhờ vào hệ thống điều khiển được cải tiến cùng đồ họa mượt mắt hơn.

Phần lớn Remaster không chỉnh sửa lại yếu tố vật lý hoặc gameplay. Thay vào đó, chúng cố gắng mang lại trải nghiệm trung thực nhất với bản gốc. Nghe có vẻ ít tốn công sức nhất khi so với hai hình thức làm mới game còn lại, nhưng Remaster vẫn giữ một vị trí có giá trị trong cộng đồng. Bởi chúng cho phép người hâm mộ hoài cổ đắm chìm trong những hoài niệm vượt thời gian kinh điển.

Remake

Phức tạp và kỳ công hơn Remaster, khi một nhà sản xuất quyết định Remake một trò chơi, họ phải bắt đầu công việc xây dựng một thương hiệu hoặc một bản game lại từ đầu. Vất bỏ bộ công cụ phát triển cũ, xóa sổ hoàn toàn các thông số kỹ thuật trước đây và loại bỏ hoàn toàn những hình ảnh chất lượng thấp để hướng đến mục tiêu “đại tu” sản phẩm hoàn chỉnh.

Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Không giống như Remasters, các sản phẩm Remakes cung cấp một cách thức hoàn toàn mới để trải nghiệm những tựa game kinh điển từng ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người chơi.

Điển hình gần đây chúng ta có Shadow of Colossus trên PS4 hoặc Crash Bandicoot N. Sane Trilogy trên PC/Console. Đội ngũ phát triển dự án phải dựa trên khung sườn cũ để kết hợp với phong cách gaming hiện đại, nhằm đưa trải nghiệm “cổ” thực sự bước lên tầm cao mới.

Reboot, Remake và Remaster - 3 thuật ngữ mà game thủ rất hay lẫn lộn

Các đoạn phim cảnh cắt cảnh phải được tái hiện lại, tất cả các bài nhạc nền được thu âm mới, thiết kế nhân vật với nhiều thay đổi. Thậm chí, họ còn có thể cân nhắc thêm bớt một số khu vực, màn chơi và tình huống như những gì đang xảy ra với Resident 2 Remake. Tất nhiên, tính năng điều khiển cũng được cân nhắc thay đổi theo hướng tốt nhất để thích ứng với tiêu chuẩn ngày nay.

Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Kéo thanh cuộn ở giữa ảnh để so sánh

Các bản remake thường có sức hấp dẫn lớn nhất, vì nó cho phép người hâm mộ lâu năm trải nghiệm thương hiệu trò chơi yêu thích của mình theo những cách mới lạ, nhưng lại mang đến cảm giác thân quen khó tả và cung cấp cho nhà phát triển cơ hội điều chỉnh bất kỳ khiếm khuyết nào mà phiên bản ban đầu đã mắc phải.

Ví von ngắn gọn, Remake thực sự là sự cân bằng hoàn hảo giữa Remaster và Reboot, nếu nhà sản xuất biết cách triển khai đúng đắn.

Reboot

Thường được sử dụng khi một thương hiệu trò chơi nào đó đang trên đà tụt dốc, cần phải tự làm mới mình để vực dậy. Quá trình Reboot chắc chắn chi tiết, kỳ công hơn so với Remaster nhưng không tái tạo cùng một trò chơi như Remake.

Reboot, Remake và Remaster - 3 thuật ngữ mà game thủ rất hay lẫn lộn

Một số tựa game đạt được thành công ngay từ giai đoạn ra mắt, bắt đầu phát triển một chu kỳ bền vững, nhưng sau đó thường bị rơi vào lối mòn lặp đi lặp lại những gì đã có sẵn. Tuy đây không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu xấu, nhưng nếu lạm dụng quá đà sẽ khiến cho mọi người cảm thấy nhàm chán. Rồi đến một thời điểm nhất định, khi chính bản thân nhà sản xuất cũng thấy… nản và cần thứ gì đó tươi mới dựa trên sức hút của thương hiệu vốn có, họ sẽ quyết định khởi động dự án Reboot.

Reboot, Remake và Remaster - 3 thuật ngữ mà game thủ rất hay lẫn lộn

Reboot vẫn dựa trên những yếu tố cốt lõi, nhưng phải thuộc hàng chính yếu như tên gọi, thể loại, khái niệm và ý tưởng chung đã giúp hình thành nên phiên bản gốc. Mọi thứ khác từ ngoại hình nhân vật, tính cách, cơ chế gameplay, cho đến cốt truyện đều có thể thay đổi.

Reboot, Remake và Remaster - 3 thuật ngữ mà game thủ rất hay lẫn lộn

Reboot thuộc hạng “nặng” thì chúng ta có DmC Devil May Cry năm 2013 của Ninja Theory. Rõ ràng, cả về cốt truyện, tính cách và ngoại hình nhân vật đều có những sự thay đổi thực sự gây “choáng váng”. Nhưng concept tổng thể về một anh chàng mang dòng máu quỷ ngông cuồng, thích tiêu diệt quái vật bằng những đòn đánh cực phong cách và có một anh trai song sinh vẫn còn đó.

Reboot, Remake và Remaster - 3 thuật ngữ mà game thủ rất hay lẫn lộn

“Nhẹ đô” hơn chút, chúng ta có thêm God of War (PS4) là một ví dụ tuyệt vời cho khái niệm Reboot. Concept chung vẫn xoay quanh một vị chiến binh á thần đi chu du khắp các cõi giới và đánh nhau với các thực thể siêu nhiên nhằm thỏa mãn mục đích riêng của mình. Kết hợp với đó là gameplay pha trộn giữa cơ chế combat khốc liệt và những trường đoạn giải đố.

Reboot, Remake và Remaster - 3 thuật ngữ mà game thủ rất hay lẫn lộn

Còn điểm khác biệt? Một cốt truyện hoàn toàn mới, cùng sự xuất hiện của cậu con trai có vai trò hỗ trợ, và thay vì bối cảnh Hy Lạp quen thuộc, chúng ta được đưa đến thế giới thần thoại Bắc Âu đầy bí ẩn. Tất nhiên, cũng đừng bỏ qua cơ chế gameplay hiện đại với camera bám sát sau lưng hoặc chuyển sang ngang vai khi lâm trận.

Có thể nói, các dự án Reboot sẽ dựa trên những “dấu chấm” cơ bản nhất và từ những dấu chấm ấy, nhà sản xuất sẽ vẽ nên một bức tranh khác biệt với phiên bản gốc. Nhưng trên hết, nó vẫn phải mang hơi hướng đặc trưng đã từng làm nên thành công của series.