Sếp EA: Chúng tôi đang “vật lộn” với hình tượng kẻ xấu của mình - PC/Console

Nhờ vào những cố gắng của hàng ngũ lãnh đạo EA nhiều năm qua, game thủ và không ít người trong ngành công nghiệp game nhìn EA với đôi mắt hình viên đạn.

“Kẻ xấu” có lẽ là hình tượng mà game thủ thế giới nhìn nhận về EA, một trong những nhà phát hành game lớn nhất thế giới. Họ là công ty nhiều lần giành giải “công ty tệ nhất nước Mỹ,” họ mua lại và phá hủy nhiều thương hiệu game nổi tiếng trước khi khai tử studio làm ra chúng, họ đẩy Anthem ra thị trường khi nó chưa sẵn sàng, và là tác giả của những meme như “cảm giác tự hào và thành tựu” hay “cơ chế gây bất ngờ.” Với bề dày thành tích này, cái nhìn cau có mà cộng đồng game thủ dành cho EA là điều dễ hiểu.

Đấu Trường Chân Lý là một game tệ hại về cân bằng tướng
Bạn sẽ không cần tới nhân phẩm khi chơi Đấu Trường Chân Lý đâu, vì meta xuc-vat hiện tại là 6 sát thủ auto-win bất cần biết đối phương có cái nồi gì.

Nhưng có thể bạn chưa biết: ngay cả những người làm trong ngành công nghiệp game cũng có cái nhìn tương tự về EA. Dù luôn luôn là nhà phát hành số một của nước Anh trong nhiều năm qua, họ hiếm khi giành được một giải thưởng nào tại MCV Award, sự kiện dành cho các thành tích về doanh số và marketing tại Anh. Các đồng nghiệp của EA gần như chẳng bao giờ bình chọn cho nhà phát hành này, và khi hãng được đề danh, người ta thậm chí có thể nghe tiếng la ó phản đối từ phía khán giả.

sếp EA: chúng tôi đang “vật lộn” với hình tượng kẻ xấu của mình

Trước những cái nhìn đầy tiêu cực từ cả khách hàng lẫn đồng nghiệp, phó chủ tịch chiến lược phát triển của EA là ông Matt Bilbey đã phải than rằng “25 năm làm việc tại EA và tôi vẫn phải đấu tranh với cái nhìn từ bên ngoài rằng chúng tôi là một đám kẻ gian. Chúng tôi yêu việc làm game và chơi game. Thật không may là khi chúng tôi tạo ra sai lầm trong game, cả thế giới biết đến vì kích thước và quy mô của nó.”

Quả thật khi nhìn vào những hoạt động bên lề của EA, có lẽ nhà phát hành này không xấu như chúng ta nghĩ. Trong ngành công nghiệp game, EA là một trong những nơi làm việc được ưa thích nhất với cơ hội đưa những tựa game AAA vào lý lịch của mình, những khoản lương thưởng ổn định. Vấn đề về chất lượng của Anthem phần lớn là trách nhiệm của BioWare bởi họ đã “cà lơ phất phơ” với tựa game này suốt gần 5 năm trời, dù EA cũng có một phần trách nhiệm.

Sếp EA: Chúng tôi đang “vật lộn” với hình tượng kẻ xấu của mình

Tháng 6/2019 vừa qua, họ đã công bố một nhóm những nhà phát hành mới tham gia vào chương trỉnh EA Originals là Hazelight, Glowmade và Zoink. Đây là một chương trình được EA đưa ra để quảng bá cho những tựa game indie, và trao lại toàn bộ lợi nhuận cho các studio làm ra chúng. Theo lời ông Jonny Hopper của studio Glowmade, đây là một hợp đồng hào phóng đến mức ông không thể tin vào mắt mình. Với các studio này, EA không phải là siêu tội phạm – họ là người hùng.

“Khi phát triển, chúng tôi lo ngại rằng mình sẽ tách rời khỏi những tài năng mới,” ông Matt thừa nhận. “EA Originals là cơ hội để chúng tôi kết nối với những tài năng đó và những ý tưởng nhỏ đó. Khi bạn là một phần của một công ty lớn, rất dễ dàng rơi vào cái bẫy là một ý tưởng game mới cần phải thật hoành tráng. Chúng tôi biết từ kinh nghiệm của mình rằng game thủ sẽ chơi FIFA hay Fortnite – một tựa game chính – nhưng họ cũng muốn tạm rời những tựa game đó để chơi một thứ gì đó chỉ kéo dài 5 hay 10 giờ.” Có lẽ đây chính là lý do mà EA trở lại với những dự án chơi đơn như Star Wars: Jedi Fallen Order trong thời gian gần đây.

Sếp EA: Chúng tôi đang “vật lộn” với hình tượng kẻ xấu của mình

“Chúng tôi vừa mới thành lập một hội đồng sáng tạo trong các studio trên toàn cầu của mình. Vince Zampella (người sáng lập Respawn) đang điều hành hội đồng đó. Vince sẽ cùng làm việc

với các nhà phát hành đó để những kinh nghiệm từ các studio của chúng tôi có thể vươn đến và giúp đỡ một số các studio indie nhỏ,” Matt cho biết. Với những hoạt động mới này, ông tin rằng sức sáng tạo và mối quan hệ giữa EA với các studio indie sẽ tăng cao.

Nhưng đó là những điều mà game thủ không nhìn thấy. Hình tượng của một nhà phát hành trong mắt game thủ được tạo dựng bởi cách mà nhà phát hành đó đối xử với game thủ của mình, chứ không phải bằng những điều như cách họ đối xử với nhân viên hay với những studio indie. Chương trình EA Originals thật ra cũng có thể bị xem như một tấm lưới lớn để “càn quét” các thương hiệu mới có tiềm năng để mua lại, như họ từng mua lại Westwood, Visceral, BioWare… Điều khác biệt chỉ là giờ đây EA mở rộng phạm vi săn bắn của mình, và có nhiều mục tiêu hơn bao giờ hết.

sếp ea: chúng tôi đang “vật lộn” với hình tượng kẻ xấu của mình

Generals 2, tựa game mà Mọt rất muốn được chơi.

Những gì game thủ chúng ta thấy từ EA là những phương thức kinh doanh mờ ám kiểu loot box trong Battlefront 2, những lời hứa hão và sự phớt lờ những mối quan ngại chính đáng của game thủ, hay những trò hề kiểu “cơ chế gây bất ngờ.” Bởi một công ty đã được đưa ra thị trường chứng khoáng như EA cần phải thỏa mãn đòi hỏi về doanh số của các nhà đầu tư, game thủ luôn là những người phải chịu các biện pháp bòn rút của nhà phát hành, và họ phải phản ứng lại điều đó. Những thương hiệu game từng gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người bị “bẻ lái” sang những phương hướng lạ lẫm nhằm kiếm thêm tiền, kiểu Dead Space 3 có thêm microtransaction, Command & Conquer 4 bị thay đổi hoàn toàn về gameplay, Generals 2 cố gắng đi theo hướng multiplayer và free to play… Đó chính là những điều thực sự khiến game thủ cay cú với EA.

sếp ea: chúng tôi đang

Game thủ nhớ về những nạm nhân của EA