Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ? - PC/Console

Yosuke Matsuda – CEO của Square Enix, từng tiết lộ hãng đang nỗ lực chuyển tải những tựa game cũ lên nền tảng số và đạt được vài thành quả nhất định.

Thành lập từ thập niên 80, trong quá trình phát triển và thôn tính những đối thủ khác như Enix, có thể nói kho game cũ của Square Enix đã đạt đến một con số kinh người mà nếu không nghiêm túc thống kê chúng ta chẳng tài nào liệt kê hết. Rất nhiều trong số đó đã lần lượt được ông lớn này đưa lên kệ của các nền tảng trực tuyến như dòng game Mana, Final Fantasy VIII, Final Fantasy Crystal ChroniclesThe Last Remnant cùng nhiều cái tên nổi bật khác.

Judgment và 15 điều thú vị mà bạn nên biết trước khi game ra mắt
Judgment và 15 điều thú vị mà bạn nên biết trước khi game ra mắt
Với sự ra đời của Yakuza 6 có vẻ kỷ nguyên đầu đầu tiên của dòng game về những gã mafia châu Á cùng ông ngoại Kazuma Kiryu đã dần đi đến hồi kết.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, số game cổ còn ẩn giấu trong kho của họ là rất lớn và nhiều fan hâm mộ vẫn đang đau đáu chờ ngày tựa game mình mê mệt lúc nhỏ được Square Enix đưa lên nền tảng số. Ngày xưa ai cũng có thừa thời gian và sự kiên nhẫn để chơi cho bằng hết dù chẳng hiểu nổi tựa game tiếng Nhật đó nói về cái gì. Ngày nay nền tảng phần cứng cổ lổ sĩ và ngôn ngữ bản địa chắc chắn là rào cản cực lớn với những người hoài cổ hay bất cứ ai đang có tham vọng tìm hiểu về các tựa game ngày xưa. Do đó việc chuyển thể các game cổ lên nền tảng số lẫn chuyển ngữ sang tiếng Anh càng là điều khiến nhiều người mong ngóng.

Hãy cùng Mọt tui xem qua những cái tên chưa đến lượt (hay bị bỏ quên?) mà đáng ra Square Enix phải đưa lên nền tảng số từ lâu nhé!

King’s Knight

Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ?

King’s Knight chắc chắn là một tác phẩm dở tệ, bất chấp việc cổ xưa đến mức nào thì đây vẫn là một trò chơi dở tệ. Vậy tại sao King’s Knight lại xứng đáng được Square Enix chuyển thể lên nền tảng kỹ thuật số? Câu trả lời đơn giản bởi vì đây là tựa game đầu tiên được Square Soft phát hành độc lập cũng như xác định Nobuo Uematsu với vai trò sáng tác âm nhạc cho trò chơi. Trò chơi ra mắt lần đầu tại Mỹ trên nền tảng NES vào năm 1989, sau đó được phát hành lại trên Wii Virtual Console vào năm 2008. Tuy nhiên kể từ khi Virtual Console đóng cửa đầu năm nay, không ai có thể trải nghiệm phần lịch sử này Square Enix thêm lần nào nữa. Tất nhiên nếu bạn đang sở hữu một máy NES vẫn còn hoạt động tốt thì đây không phải là vấn đề lớn.

Final Fantasy I & II

Mặc dù hầu hết mọi phiên bản Final Fantasy – được đánh số lẫn ký hiệu bằng chữ, đều đã được chuyển thể thành công lên PlayStation Store hay Steam thế nhưng vẫn còn đó hai cái tên bị bỏ quên trong xó. Lần gần nhất người ta thấy chúng xuất hiện chính là bản làm lại Dawn of Souls, đáng tiếc không có sẵn trên bất cứ hệ máy hiện hành nào. Final Fantasy I đã được đưa lên hệ máy NES Classic thế nhưng sẽ không ai rảnh đến mức bỏ 60$ chỉ để trải nghiệm mỗi FFI. Tất nhiên nhiều người sẽ nói hai tựa game này lỗi thời rồi, thậm chí FFII còn thử nghiệm một cơ chế gameplay khá dị nhưng dù sao đi nữa người ta vẫn nên có cơ hội trải nghiệm hai bản đầu tiên của loạt game nhập vai được yêu thích nhất mọi thời đại, trên một nền tảng hiện đại.

Super Mario RPG

Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ?

Super Mario RPG là một câu chuyện hoàn toàn khác khi cả Square Enix lẫn Nintendo đều nhiều lần nỗ lực cố gắng giới thiệu con hàng này đến nhiều game thủ nhưng đáng tiếc hình như lần nào cũng kết thúc trong bi kịch, không phải vì lý do này thì cũng vì nguyên nhân khác. Thậm chí bản dành cho SNES Classic còn gặp phải một vấn đề nghiêm trọng về cơ chế điều khiển hay bản trên Wii U Virtual Console được đón nhận khá tích cực nhưng sự chết yểu của hệ máy đã khiến con game bất đắc dĩ phải sớm chôn cùng. Đến giờ có lẽ vì quá sợ hãi trước vận rủi của Super Mario RPG nên Nintendo chưa có bất kỳ động thái nào sẽ làm lại trò này trên di động hay Switch. Về phần Square Enix, chưa rõ họ có bất kỳ ý tưởng nào cho trò chơi hay không.

Final Fantasy Tactics

Các trò Final Fantasy được đánh số không phải là phiên bản duy nhất đáng chơi bởi  Final Fantasy Tactics đã chứng minh rằng bản spin-off cũng có giá trị nhất định của nó. Được phát hành lần đầu vào năm 1998 trên hệ máy PlayStation, tựa game được yêu thích đến mức được làm lại với phiên bản mang tên The War of the Lions ra mắt trên PSP vào năm 2007. Sau đó còn một hai bản di động của game được phát hành nhưng dù sao đi nữa với một tác phẩm như Final Fantasy Tactics, người hâm mộ của nó xứng đáng được trải nghiệm thêm lần nữa trên các hệ máy console thực thụ.

Xenogears và Xenosaga

Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ?

Với việc Nintendo hiện đang sở hữu Monolith Soft khả năng làm lại Xenogears và Xenosaga có lẽ sẽ gặp phải khá nhiều rắc rối về IP nhưng có lẽ nhiều người tin rằng với chất lượng của chúng, đây là hai cái tên xứng đáng được làm lại hoặc ít ra cũng nên chuyển thể lên nền tảng kỹ thuật số. Xenogears được phát hành trên PlayStation vào năm 1998 và chưa bao giờ được làm lại trong khi Xenosaga I và II có một bản được thực hiện cho hệ máy DS. Với sự phổ biến ngày càng rộng của loạt game Xenoblade Chronicles, bây giờ có lẽ là thời điểm khá tốt để Square Enix cho phép người hâm mộ trải nghiệm lại các sản phẩm trước đây của Monolith Soft.

Parasite Eve

Parasite Eve có những thăng trầm nhất định trong chuỗi ngày tồn tại nhưng nói gì thì nói, đây vẫn là một thương hiệu xứng đáng có được tấm vé tàu chuyến cuối. Phiên bản đầu tiên đã có mặt trên dịch vụ PlayStation Now và Vita nhưng các hệ máy khác lại không có cách nào rớ vào. Bên cạnh đó phần hai lại mắc kẹt trên chiếc đĩa PlayStation 1 trong khi The 3rd Birthday với lý do tương tự đã mắc kẹt từ năm 2010 trên chiếc đĩa UMD của máy PSP. Khi nào người ta mới có thể trải nghiệm lại các tựa game cực hay nói trên ở bất kỳ hệ thống nào từ Stadia, Steam cho đến PS4, hãy chờ câu trả lời của Square Enix vậy.

Vagrant Story

Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ?

Dù khá cũ nhưng Vagrant Story tiếp tục nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng game thủ mãi cho đến những ngày hiện tại của năm 2019. Nền tảng hiện đại nhất mà người ta có thể rớ đến nó chính là PS Vita nhưng nói gì thì nói Vagrant Story vẫn xứng đáng có vé cho một phiên bản trên PlayStation 4 hoặc Switch.

Chrono Cross

Chrono Trigger có được bản port sang PC và mặc dù ban đầu trò chơi bị chỉ trích dữ dội vì sự cẩu thả của nhóm thực hiện khi để lại cả tá lỗi cùng hình ảnh đầy răng cưa nhưng sau khi Square Enix nghiêm túc fix lại mọi chuyện cũng đã đâu vào đấy. Phần tiếp theo Chrono Cross lại không được may mắn như vậy khi hệ máy hiện đai nhất mà bạn có thể rớ vào game chính là PS Vita mà nói đến Vita thì thà không nói thêm còn hơn. Có lẽ chuyển thể lên PC mới là con đường hợp lý nhất cho Chrono Cross vào thời điểm này bởi nếu vụ việc từng xảy ra với Chrono Trigger tái diễn, có lẽ nhiều người nên chuẩn bị đón nhận cơn thịnh nộ của công chúng.

Dragon Quest

Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ?

Mặc dù rất hài lòng với Dragon Quest XI thế nhưng đại chúng vẫn có sự tiếc nuối nhất định với các phiên bản đầu tiên của dòng game Dấu Ấn Rồng Thiêng. Có một điều cần biết là hầu như mọi phiên bản cũ của Dragon Quest đều đã được chuyển thể lên nền tảng di động tuy nhiên ở đây ai cũng hiểu rằng việc chơi một tựa game cũ trên màn hình điện thoại là việc chẳng đặng đừng như thế nào. Ba phiên bản đầu tiên được phát hành lại trên Game Boy Color, IV đến VI cập bến DS, trong khi VII và VIII được ra mắt trên 3DS. Tuy nhiên người ta vẫn thích được trải nghiệm lại chúng trên PC hoặc tốt nhất là PS4 hay thứ gì đó giống vậy hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với bản IX, được phát hành độc quyền trên DS và mặc dù MMORPG X có sẵn trên hầu hết mọi nền tảng tồn tại trên hành tinh này nó vẫn mắc phải điểm yếu chí mạng là chỉ có bản nội địa dành cho dân Nhật.

Valkyrie Profile

Bản gốc của Valkyrie Profile đã xuất hiện trên PSP và di động thế nhưng cả hai đều đã lỗi thời và người ta muốn thấy trò chơi trên một hệ máy nào đó nghiêm túc hơn như PS4 chẳng hạn. Ngoài ra các phiên bản như Silmeria, Covenant of the Plume và The Origin cũng lần lượt mắc cạn trên PS2, DS và di động. Chúng ta muốn thấy một nỗ lực giải cứu khả dĩ từ Square Enix khi họ công bố tham vọng chuyển thể mọi game cũ lên nền tảng kỹ thuật số.

Bahamut Lagoon

Square Enix đưa game cổ lên nền tảng số, đâu là những cái tên bị bỏ lỡ?

Giống như Dragon Quest, các phần của Bahamut Lagoon mặc dù được chuyển thể, làm lại với vài phiên bản khá ấn tượng nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi của nước Nhật và không hề có sản phẩm nào lọt ra ngoài biên giới của xứ hoa anh đào.