Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay

Đôi khi, ngay cả những tựa game hay nhất, được giới phê bình đánh giá cao vẫn khiến người chơi phải điên đảo đầu óc. Từ gameplay lộn xà lộn xộn, những lựa chọn khó hiểu tới cốt truyện quá ư rối rắm, nhiều ẩn ý, phép ẩn dụ… khiến game thủ có gãi đầu gãi tai đến rụng cả tóc ra vẫn không hiểu.

Vậy nhưng những tựa game dưới đây chứng tỏ một game thủ không cần phải hiểu hết một tựa game để thấy hay khi chơi nó.

I/ CHRONO CROSS

talzltiovxafhmsgcpfk Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 1

Khi Chrono Cross ra mắt vào năm 1999 trên hệ máy PS1, phiên bản kế nhiệm dưới cái bóng quá lớn của người khổng lồ Chrono Trigger. Thế giới đã phải ngạc nhiên vì sự thành công của nó, góp phần đưa thể loại game JRPG phổ biến rộng rãi hơn ra thế giới, cũng như ngay lập tức được giới phê bình tán dương vì hệ thống combat thú vị, nhạc nền làm say đắm lòng người và những cải tiến độc nhất vô nhị mà nó mang lại đến cho cả thể loại game nói chung.

Ấy vậy nhưng tranh cãi lớn lại nổ ra đối với các fan trung thành lâu năm của series Chrono. Dù Chrono Trigger được tán dương bởi một đội ngũ nhân vật nhỏ hơn về số lượng nhưng bội phần đáng nhớ, các quest tuyệt vời… Thì người kế nhiệm lại mang đến một dàn cast nhân vật lớn hơn rất nhiều – 45 nhân vật. Thay đổi cơ chế du hành xuyên thời gian thành du hành xuyên  chiều không gian, từ bỏ phong cách nghệ thuật truyền thống của Trigger, vẽ bởi Akira Toriyama, cha đẻ bộ manga huyền thoại Dragonball Z – Bảy viên ngọc rồng…

Tất cả làm dấy nên sự tranh cãi gay gắt trong đội ngũ fan giữa tán dương và đả kích. Dẫu sao thì, với cộng đồng thế giới Chrono Cross nhận được sự yêu thích rất lớn vào suốt thập niên 90s, gầy dựng nên một đội ngũ fan lớn cho chính mình, một cộng đồng trân trọng nó như là một “Người thừa kế tinh thần” thay vì là một hậu bản trực tiếp của người tiền nhiệm Chrono Trigger.  Và như nhà phê bình Leigh Alexander của trang Kotaku nói “…sự hâm mộ của fan dành cho Chrono Trigger dẫm tới sự phủ nhận nét đẹp đầy xứng đáng (của Chrono Cross)

II/ KINGDOM HEARTS

kingdom-hearts-1515444474 Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 2

Kết hợp giữa thế giới vui tươi, nhiệm màu của Disney với các nhân vật mang hơi thở của những tựa game Final Fantasy trên nền gameplay hành động nhanh, ngập tràn tốc độ. Tuy nhiên, không chỉ khác biệt ở chỗ đi từ hành động theo lượt sang hành động dồn dập, Kingdom Hearts cũng tách biệt với Final Fantasy ở khoản cốt truyện. Nếu mỗi phiên bản Final Fantasy lại có một cốt truyện gói gọn riêng với các nhân vật riêng, thế giới riêng… Thì đạo diễn game Kingdom Hearts lại quyết định thực hiện series với một cốt truyện xuyên suốt, trải dài qua từng phiên bản.

Ngặt một nỗi, vốn dĩ tựa game đã là sự pha trộn giữa Đông và Tây, cả về nhân vật và gameplay, tạo nên sự bỡ ngỡ cho các game thủ từ mọi nơi trên thế giới. Mà cốt truyện của nó cũng vô cùng “hack não” vì chiều sâu cao, sự phức tạp và rối loạn vì các nút thắt nút mở tùm lum. Cộng với đó là các phiên bản lại không nhất định mà trải dài suốt trên khắp các hệ máy làm các fan hâm mộ không khỏi hoang mang.

Ví dụ như, nếu bản chơi bản Kingdom Hearts rồi chơi ngay sang phiên bản tiền nhiệm Kingdom Hearts II thì bạn đã mất các tình tiết cốt truyện đầy quan trọng chỉ tìm thấy trong phiên bản độc quyền Gameboy, Kingdom Hearts: Chain of Memories với cốt truyện xoay quanh các sự kiện diễn ra giữa hai bản Kingdom Heartsvà Kingdom Hearts II.

Mà đó hoàn toàn không phải là các sự kiện mang tính “thêm thắt, giải thích” như một bản Spin-off đâu. Mà hoàn toàn “ăn sâu” vào cốt truyện chính đó.

Để khiến các fan thêm bối rối, một bản prequel bán chính thức của Kingdom Hearts II được ra mắt mang tên Kingdom Hearts 358/2 Days, ra mắt ba năm sau phiên bản chính thứ II của game. Tức là Roxas, dù là nhân vật quan trọng mang tính then chốt của bản Kingdom Hearts II nhưng không ai biết đó là ai cho tới tận ba năm sau khi được ra mắt.

Nếu không nhờ có các fan ruột ngồi tỉ mẩn phân tích, cân xem để xếp đặt các sự kiện trong game vào thành một trật tự thời gian thống nhất với timeline khoa học, giải thích kĩ lưỡng… rồi tổng kết lại trên mạng Internet thì chắc có chơi hết tất cả các bản game trên tất cả các hệ máy cũng… chưa chắc hiểu hết nội dung game được.

Xét cho cùng thì Internet cũng không phải chỉ toàn những điều tiêu cực đâu nhỉ?

III/ KILLER7

maxresdefault Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 3

Thực sự thì Killer7 có vẻ ít giống một tựa game mà giống một “trải nghiệm” hơn. Một trải nghiệm hậu hiện đại, đầy máu me và bạo lực với cốt truyện xoắn não xoay quanh các chủ đề siêu thực như cuộc sống bất tử, đa nhân cách, khủng bố quỷ học… với màn ra mắt Killer7, nhà làm game Goichi Suda hay còn được biết đến với cái tên “Suda51” đã bước chân lên thành một trong những studio game hàng đầu về phong cách trong thế giới game đầy lối mòn này.

29141df776208b10808e60e2ae3a143826aab9bc Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 4

Bước chân vào Killer7 là bạn đã bước chân vào tâm trí đầy giằng xé của tay sát thủ Emir cùng 7 nhân cách của gã. Mỗi nhân cách lại có một tính cách, tính năng và sự hữu dụng riêng. Nghe thì trên lý thuyết thì nó sẽ rất là hay, đa dạng và phá cách nhưng trên thực tế thì khi game đã hạ màn ắt hẳn người chơi sẽ thấy có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, cùng với đó là một sự rối bời mênh mông và ý nghĩa của tựa game mà mình vừa chơi. Bởi trong màn kết, game đột ngột nhảy một phát lên 100 năm tới trong tương lai với màn đối đầu sống chết trên nóc nhà cao tầng Thượng Hải của hai nhân vật chính trong game Harman Smith và Kun Lan.

Dù bị chỉ trích nặng nề vì sự phô trương phong cách thay cho chăm chút thực game, cùng gameplay tuyến tính, giản đơn. Các game thủ vẫn không khỏi thấy mê đắm Killer7 vì cái phong cách tuyệt độc của nó, dẫu cho họ chẳng hiểu mấy về nội dung.

IV/ DEADLY PREMONITION

deadly-prem Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 5

Suda51 có thể là hình tượng được biết đến nhiều nhất về sự phá cách trong việc làm game. Nhưng anh không phải người duy nhất sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Mà nổi tiếng không kém chắc chắn phải kể đến Hidetaka “Sweary 65” Suehiro. Bộ óc đứng sau tựa game Kinh dị Sinh tồn nổi tiếng, Deadly Premonition. Sau khi ra mắt trên Xbox360 rồi tới bản Director’s Cut trên PS3, đây vẫn là tựa game nổi tiếng nhất về sự tranh cãi, ngay cả ở các nhà phê bình, những người không thể quyết định rằng tựa game này là một tuyệt tác nghệ thuật hay một sự thất bại thảm hại.

Lấy cảm hứng nặng nề từ Twin Peaks đến nỗi sau bản beta Rainy Woods. Các fan đã tìm ra vô số sự tương đồng giữa hai sản phẩn siêu nhiên huyền bí này. Tới nỗi sau đó đội ngũ làm game phải edit hàng loạt chi tiết để tránh bị chỉ trích là “đạo nhái”, “ăn theo”. Sau đó khi ra mắt, dù được tán dương vì thế giới mở sống động, cái chất kinh dị đậm đặc, gameplay hay thì game lại bị phê bình nặng nề vì cơ chế điều khiển khó khăn, cốt truyện hạng B và lớp áo đồ họa rất… PS2 dù lúc đó thế hệ console Xbox360, PS3 đã ra mắt được đến vài năm rồi.

Sự bối rối, tranh cãi trong giới phê bình lan tỏa rộng tới mức sau đó Deadly Premonition đạt được Kỷ lục Guiness về “Tựa game kinh dị sinh tồn gây nhiều tranh cãi nhất.”

V/ DARK SOULS

dark-souls-1515444474 Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 6

Những tựa game thuộc series Souls là minh chứng rõ rệt cho việc gameplay và cốt truyện có thể hòa hợp để tạo nên những trải nghiệm nghẹt thở, sống động đến nhường nào. Series game hành động RPG mang hơi thở Gothic của FromSoftware’s nổi tiếng vì độ khó của nó và phong cách kể chuyện, dẫn chuyện không rất kiệm lời, ít cutscene mà thay vào đó là bằng ngôn ngữ của môi trường quanh người chơi. Từ những khối kiến trúc đổ nát, những khu đền thờ quỷ dữ đầy man dại…. Cho tới những tiểu tiết tường chừng rất nhỏ nhặt mà chúng ta thường bỏ qua như những dòng miêu tả vật phẩm, những đoạn đối thoại vắn vẻn nhất… Mỗi chi tiết dù nhỏ tới đâu đều là một phần đóng góp vào thế giới của series Souls.

Vì lẽ ít xài cinematíc, ít có những nhân vật chính xuyên suốt mang tính biểu tượng, ít phô trương, kiệm lời mà trọng vào tiểu tiết và môi trường nên thế giới của Souls dù rất có chiều sâu nhưng ít ai hiểu được. Bởi đó là một trải nghiệm kết hợp đầy phức hợp nơi các game thủ phải liên tục chia sẻ các khám phá của mình với nhau trong một cộng động, bao gồm cả các phỏng đoán và giả thuyết nữa. Tất cả phải kết hợp cùng với nhau thì mới thành ra một cái tổng thể chính xác được. Để đạt được tới mức độ tận tâm này ắt phải là những fan trung thành nhất, nhiệt thành nhất.

Mà phàm đã là fan của series Souls thì ai cũng vậy cả. Nếu không thì làm sao nuốt được cái cách dẫn chuyện, cái độ khó kinh hồn của nó kia chứ?

Vậy nên cũng khá là dễ hiểu khi nhiều game thủ thấy series Souls rất là… khó hiểu; cộng thêm phần cử động Motion-Capture có phần khô cứng, kém sinh động; và độ khó “tuốt xác” nên nhiều game thủ thấy không ưa series game này cho lắm. Ấy nhưng đó lại chính là sức hút của series Souls, nó không cần các game thủ quá phổ thông, muốn dâng tận mồm, bón tận miệng; mà thay vào đó đập miếng ăn tan thành hàng trăm mảnh để người chơi phải nhặt từng mảnh lên thành một món ăn hoàn chỉnh.

Nhưng đừng hoài nghi, đó chắc chắn là một món ăn tuyệt ngon đấy.

VI/ LIMBO

limbo-1515444474 Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 7

Một tựa game, ngàn giả thuyết. Limbo, tựa game của hãng Playdead kể về một chuyến hành trình của một cậu nhóc (có thể đã hoặc chưa chết) trong chuyến hành trình tìm lại chị gái của mình (người có thể đã hoặc chưa chết). Gi ống như nhiều tựa “game mà như tác phẩm nghệ thuật” đi trước. Limbo gây ấn tượng vì phong cách tối giản của mình, vì lối chơi hoàn toàn không có lời thoại, không câu chữ. Để các game thủ tùy thích phỏng đoán, suy luận theo ý mình muốn. Dù mang đến thành công lớn cả về mặt chuyên môn lẫn thương mai, cái kết mở của Limbo để lại cho các game thủ cảm xúc đầy bâng khuâng, trống trải.

Dù có độ dài chỉ vỏn vẹn trong vài tiếng nhưng cho đến giờ, đã vài năm từ khi nó ra mắt. Các gaem thủ vẫn tiếp tục tranh cãi không ngừng nghỉ về ý nghĩa thực sự của câu chuyện trong game. Từ động cơ đích thực của cậu bé nhân vật chính trong chuyến hành trình đi tìm em gái, cho tới lí do khiến cậu lạc xuống Limbo từ đầu game.

Điều đó đủ nói lên sức hút to lớn của Limbo với các bạn rồi chứ?

VII/ SHADOW OF THE COLOSSUS

shadow-of-the-colossus-1515444721 Top những tựa game bom tấn dị, kén người chơi nhưng cực hay 8

Tựa game hành động phiêu lưu huyền thoại mang tính kinh điển của Fumito Uedo, cha đẻ của Ico, nổi tiếng vì hệ thống đồ họa hoành tráng, cốt truyện cảm động và hệ thống âm thanh sâu lắng nêu không muốn nói là gần như… im lặng; im lặng như muốn đồng cảm với cuộc phiêu lưu đầy đơn độc của nhân vật chính Wander qua Vùng đất Quên lãng. Được nhiệt liệt tán dương vì cái không khí cô lập, hoành tráng của các pha giao chiến với những Colossus khổng lồ cùng cốt truyện đầy u sầu. Gây ấn tượng vì sự tối giản của mình, Shadow of Colossus khuyến khích người chơi tự mình điền vào những khoảnh trống cốt truyện của mình, dù vô tình hay hữu ý, hiện hữu khá là nhiều.

Từ khi ra mắt, Shadow of Colossus đã được các game thủ, các fan, các nhà giả thuyết học mang ra làm chủ đề bàn tán râm ran. Họ lật lên từng chút chi tiết một của cả Shadow of Colossus và người thừa kế tinh thần, Ico, để tìm ra sự liên kết giữa hai chuyến phiêu lưu đó, và cả manh mối củng cố cho những giả thuyết đầy thuyết phục đó.

Để trả lời cho những câu hỏi: Thực thể ma quỷ Dormin thực ra là ai? Tại sao Mono lại phải hy sinh?  Vì sao Wander phải hy sinh chính mình và chú ngựa yêu để đưa cô ấy sống trở lại? Có phải chúng ta, người đã giết hại không thương tiếc 16 con quái thú đẹp đẽ, to lớn mới là kẻ phản diện của game không? Dù đã nhiều năm trôi qua, những bí ẩn vẫn còn đó và mang đến sự thu hút to lớn cho tựa game siêu phẩm đượm buồn này.