Top vũ khí huyền thoại trong các game kinh dị

Như chúng ta đã biết thì trong các game kinh dị, một thứ vũ khí để phòng vệ chắc chắn sẽ là món đồ không thể thiếu để bảo vệ trái tim mong manh của người chơi. Nên hôm nay, hãy cùng điểm qua những món vũ khí được xem là tượng đài của game kinh dị nhé

Chicago Typewriter

Mở đầu cho danh sách ngày hôm nay là Chicago Typewriter xuất hiện trong Resident Evil 4. Và dù được gọi với cái tên “Chicago Typewriter” nghĩa là “Máy đánh chữ Chicago” hay “Vũ khí nhà văn”, thì thật ra, nó chẳng hề có mối liên hệ nào với cái tên đó cả.

Về cơ bản, Chicago Typewriter là một khẩu súng mà Leon có thể sở hữu sau khi hoàn thành minigame “the Assignment Ada” trong phiên bản GameCube hoặc mini game “Separate Ways” trong những phiên bản khác với giá 1 triệu points. Đây là một món vũ khí khá bá khi có lượng đạn vô hạn, tốc độ bắn cao với 0,10 giây và hỏa lực là 10,0.

Để dễ hình dùng độ bá của Chicago Typewriter thì nó có thể hạ gục những người dân trong làng chỉ với hai phát bắn, và dễ dàng đánh bại những loại kẻ thù khó nhằn như Chainsaw Man và Gatling Man hơn các món vũ khí thông thường.

Về ngoại hình, Chicago Typewriter được lấy nguyên bản từ khẩu súng cùng tên, hay, nó còn có một cái tên phổ biến hơn là “Súng tiểu liên Thompson”, thường được các sĩ quan quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ 2. Nhưng nói một cách cụ thể thì Chicago Typewriter mà ta thấy trong trò chơi được  được tham khảo ngoại hình từ khẩu M1921 Thompson, biến thể của súng tiểu liên Thompson.

Thiết kế chưa có tên (93).jpg

Ngoài biến thể trên thì súng tiểu liên Thompson còn có những biến thể khác, và khác biệt lớn nhất của chúng là tốc độ bắn và hình dáng băng nạp đạn. Ví dụ cụ thể như, là hai khẩu M1928A1 và Chicago Typewriter. Trong khi Chicago có thể bắn 1000 phát/phút và dùng băng đạn tròn 50 - 100 viên, thì M1928A1 lại chỉ bắn được 900 phát/phút và có thể dùng cả băng đạn thẳng hoặc tròn. Nhưng trong Resident Evil 4, vì sở hữu lượng đạn vô hạn nên việc khẩu súng này dùng băng đạn nào cũng không quan trọng lắm, nhưng Capcom vẫn rất tôn trọng nguyên tác vì đã thiết kế khẩu súng với băng đạn tròn - đặc trưng của Chicago Typewriter ngoài đời thật..

Ngoài ra, có một sự thật thú vị là trong trò chơi, khẩu súng này có khả năng thay đổi ngoại hình tùy vào trang phục và người cầm nó. Chẳng hạn khi Leon mặc trang phục mặc định thì khẩu súng cũng sẽ ở dạng mặc định, nhưng khi Leon mặc trang phục Special 2 hoặc điều khiển Ada trong bản Separate Ways thì băng đạn được khẩu súng sẽ được đổi thành hộp đạn và có một báng súng phía trước. Cũng thú vị nhỉ?

Cây mã tấu huyền thoại

Xếp vị trí thứ 9 là món vũ khí vô cùng quen thuộc của anh em dân tổ, chỉ xếp sau “phóng lợn” - mã tấu. Và cây mã tấu được xem là có màn xuất hiện ấn tượng nhất trong thế giới game, đương nhiên không thể không nói đến cây mã tấu của Jason trong tựa game “Friday the 13th: The Game” mà anh Dẽo giấu tên thường tấu hài với các bạn hồi còn làm streamer.

Nhưng, chắc các bạn đang thắc mắc, trong “Friday the 13th: The Game”, các kẻ sống sót có thể sử dụng rất nhiều thứ vũ khí để chống lại Jason, vậy tại sao tôi lại chọn mã tấu là món vũ khí ấn tượng nhất? Đầu tiên thì, đây là món vũ khí có chỉ số sát thương là 4/4, nghĩa là nó có thể knock out bất kì kẻ nào cứng đầu. Còn lý do thứ hai là vì… tôi thích thế, nên cứ mặc kệ dòng chỉ số làm choáng chỉ 2/4 của nó đi nhé.

Thiết kế chưa có tên (1).jpg

Vì sở hữu chỉ số sát thương cực cao, nên người chơi có thể dùng mã tấu để đập văng mặt nạ của Jason bất cứ khi nào mình muốn. Đương nhiên đi kèm với đó là khả năng làm choáng thấp, nên nói trắng ra cây mã tấu này không có tác dụng trong game lắm. Bởi vậy nên, thay vì cố gắng đập tới khi Jason bị choáng, tôi khuyên bạn nên đập đến khi tên sát nhân nghẻo luôn, dù việc này chắc chắn là không thể.

Nên nói trắng ra, đây là một món vũ khí không được hữu ích lắm nếu ở trong tay những kẻ sống sót, hay với tôi là “vô dụng”. Nhưng, nhưng, nhưng, phải có lý do thì nó mới xuất hiện trong video ngày hôm nay chứ, đúng không? Vậy lý do đó là gì?

Câu trả lời nằm trong loạt phim “Thứ sáu ngày 13” - bản gốc của tựa game. Nếu đã từng xem phim thì chắc bạn sẽ nhớ Tommy Jarvis, một trong những nhân vật chính xuất hiện xuyên suốt các tập phim của series. Khi còn nhỏ, Tommy đã tự cạo đầu để làm Jason tưởng mình là phiên bản khi còn trẻ của hắn, thành công tạo cơ hội cho chị gái tấn công Jason.

Thiết kế chưa có tên (2).jpg

Và thứ vũ khí được dùng khi đó chính là một cây mã tấu. Đương nhiên tên sát nhân đình đám một thời thì không thể bị knock out dễ thế, nhưng nhờ màn combat huyền thoại đó nên mã tấu vẫn được xem là một thứ vũ khí ấn tượng bởi vì nó đã đánh dấu sự “ra đi” của gã sát nhân trong “Thứ sáu ngày 13”. À còn một lý do ngoài luồng là vì khi Jason là người cầm nó, thì những cách về với ông bà được gây ra bởi mã tấu nhìn đúng kiểu tuyệt vời tổ quốc ta ơi, nhưng vì tôi là người tuân thủ thuần phong mỹ tục nên xin phép không đưa những hình ảnh đó lên đây nhé.

Slicecycle - Xe moto độ lưỡi cưa

Tôi có một chiếc xe, tôi có một cái lưỡi cưa, bùm, motor lưỡi cưa trong Dead Rising ra đời. Về cơ bản thì món vũ khí này có ngoại hình giống hệt như tên gọi của nó, là một chiếc xe được gắn thêm cái lưỡi cưa bên phía tay lái. Và chắc chắn bạn chưa từng nhìn thấy món vũ khí này ở bất kỳ một tựa game nào, vì Dead Rising vốn nổi tiếng với những loại vũ khí độc lạ chẳng giống ai.

Trong Dead Rising 2, người chơi có thể chế tạo một chiếc Slicecycle bằng cách kết hợp lưỡi cưa máy với một chiếc Dirtbike, sau khi hoàn thành nhiệm vụ Meet the Contestants. Còn trong Dead Rising 4, Slicecycle chỉ dành riêng cho những người chơi đã đăng ký online qua ứng dụng Amazon mà thôi.

Có thể nói, Slicecycle là thứ vũ khí nguy hiểm nhất trong Dead Rising 2 bởi nó sở hữu sức mạnh và tốc độ tấn công vượt trội, đi kèm với đó là độ bền cực cao, mà thiết kế lại đơn giản vừa ngầu. Ví dụ cho sự khủng của Slicecycle là bạn có thể tiêu diệt khoảng 1000 con zombie trước khi chiếc xe bị hỏng, đương nhiên là với điều kiện bạn không được va chạm trong quá trình di chuyển.

Thiết kế chưa có tên (3).jpg

Về phần ngoại hình, phần xe của Slicecycle là chiếc Dirtbike, dòng motor off-road có thiết kế nhẹ, linh hoạt và có khả năng di chuyển với tốc độ cao. Nhưng vì tôi không chuyên về mảng motor lắm, nên anh em nào nhận diện được con xe này được lấy cảm hứng từ mẫu nào ngoài đời thật, thì hãy để lại bình luận bên dưới để tôi và mọi người cùng biết với nhé.

Và không vòng vèo như cây mã tấu của Jason, lý do chiếc xe này được nằm trong list ngày hôm nay là vì nó mạnh, thế thôi. Bạn không cảm thấy việc lái xe gắn lưỡi cưa chạy băng băng giữa đám zombie, mỗi khi lưỡi cưa đi qua thì đám zombie đầu thân hai nơi trông rất ngầu à?

Đèn pin

Xếp ở vị trí tiếp theo là một món vũ khí mà bạn chắc chắn không thể ngờ tới - đèn pin. Chắc hẳn các bạn sẽ tự hỏi, một cái đèn pin thì có tác dụng quái gì trong chiến đấu? Thì đúng là vậy, bởi vì tác dụng của đèn pin chỉ dừng lại ở việc thắp sáng, chứ nó không mang đến ánh sáng của 10 phương chư phật để thanh tẩy linh hồn.

Nhưng, không dùng làm vũ khí không có nghĩa đèn pin là một món đồ vô dụng trong game kinh dị. Vì chúng ta đều biết, để tạo nên một tựa game kinh dị đúng nghĩa thì không khí của trò chơi là một phần quan trọng không thể thiếu. Và đương nhiên là, chẳng có mấy nhà làm game kinh dị lại thích xây dựng tựa game của mình vui tươi, sáng sủa như nhạc của bé Xuân Mai cả. 

Thiết kế chưa có tên (4).jpg

Công thức tạo nên bầu không khí của một tựa game kinh dị thường là tối, cộng âm u, cộng thiếu sáng, cộng sương mù, cộng tiếng chó sói gọi bầy. Điều này đồng nghĩa với việc, đa phần các tựa game được gắn mác kinh dị đều có bối cảnh cực kỳ tối, giơ tay chưa thấy năm ngón.

Và tối như thế thì làm sao để game thủ tận hưởng tựa game? Để nhà phát hành tạo ra những pha jumpscare hồn lìa khỏi xác? Đấy là lúc cây đèn pin phát huy tác dụng. Với công dụng thắp sáng trong một phạm vi nhỏ, đèn pin giúp bầu không khí trở nên mờ mờ ảo ảo, người chơi vẫn có thể quan sát mọi thứ xung quanh trong một giới hạn nhất định, và nhà sản xuất cũng có thể thực hiện những pha nhấp nháy để chuẩn bị jumpscare một cách hợp lý.

Đó là lý do mà trong các tựa game kinh dị nổi tiếng như Resident Evil, Silent Hill, hay quen thuộc và dễ hình dung nhất gần đây là “Cỏ Máu”, chúng ta luôn có sự xuất hiện của những chiếc đèn pin nhỏ nhỏ xinh xinh. Nên dù không dùng để đánh nhau thì vẫn phải công nhận đèn pin là một món đồ không thể thiếu trong game kinh dị, đúng không nào? 

Súng laser

Ở trên ta đã liệt kê kha khá vũ khí thường xuất hiện trong các tựa game kinh dị rồi nhỉ? Nhưng bạn biết còn thứ vũ khí nào tôi chưa liệt kê không? Gợi ý đấy là một trong những thứ được xem là đặc trưng của các game lấy đề tài khoa học viễn tưởng hoặc chiến đấu ngoài vũ trụ nhé.

Thiết kế chưa có tên (5).jpg

Và nếu bạn đang nghĩ đấy là kiếm laser thì xin chúc mừng, câu trả lời của bạn… trật lất, vì đáp án chính xác thật ra là súng laser. Cái gì cơ? Bạn bảo kiếm laser cũng được tính á? Ừ thì… đúng, nhưng vì kịch bản ở đây nói là súng nên xin lỗi, kiếm laser ra chuồng gà nhé.

Quay lại với câu chuyện, tại sao súng laser lại được xuất hiện trong video ngày hôm nay, thì thay vì nói riêng một game thì tôi sẽ nói chung luôn. Đa phần game khoa học kỹ thuật đều có bối cảnh hiện đại, đánh nhau bùm chíu trên tàu không gian, và đương nhiên thì so với kiếm laser, vũ khí tầm xa như súng chắc chắn sẽ có lợi thế hơn nhiều. Bởi vì không phải ai cũng múa kiếm thành thân như Deadpool hoặc có hơi thở của gió, nhé.

Thêm vào đó, việc sử dụng súng trên một con tàu vũ trụ nói theo mặt nào đó vẫn “hợp gu” hơn dùng kiếm, đúng chứ?

Một lý do khác cho sự xuất hiện của những khẩu súng laser, là vì các kẻ địch trong những tựa game khoa học viễn tưởng thường là những con quái vật ngoài hành tinh với sức sát thương cao. Đối diện với những kẻ thù mạnh mẽ như thế, thì việc đứng từ xa rỉa kiểu gì cũng an toàn hơn là đi lại gần để làm mồi cho chúng. Ngoài ra, cái gì nghe có laser thì nó cũng hơi “cao cấp” hơn so với súng đạn thông thường.

Thiết kế chưa có tên (6).jpg

Chính những điều đó đã biến súng laser gần như trở thành món vũ khí đặc trưng, cho bất kỳ các tựa game kinh dị nào lấy đề tài khoa học viễn tưởng, và chiến đấu với quái vật ngoài không gian. Bởi thế, chẳng có gì lạ khi súng laser trở thành thứ vũ khí được tượng đài vũ khí của game kinh dị cả, đúng chứ?

Một thanh kiếm bình thường

Món vũ khí tiếp theo được xem là “tượng đài” của game kinh dị tôi muốn nhắc đến là “kiếm”. Không phải kiếm laser, kiếm thánh, kiếm tiên, hay kiếm tiền, tôi chỉ đang nói đến một thành kiếm hết sức bình thường, không có ưu điểm gì đặc biệt, và cũng không nói riêng cho bất kỳ tựa game nào.

Lý do một thanh kiếm được xuất hiện trong top ngày hôm nay vì, nó gần như là một món vũ khí vô cùng phổ biến mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ một tựa game nào, dù có phải kinh dị hay không. Đương nhiên là tùy theo dòng game mà thanh kiếm đó có thể được bổ sung thêm một vài dòng miêu tả cho ngầu lòi, nhưng về cơ bản, tụi nó đều là kiếm cả.

Vậy tại sao kiếm lại phổ biến như thế? Đầu tiên là vì nó thông dụng, rất, thông, dụng. Kiếm có to, có nhỏ, có kiếm Tây, kiếm Ta, đến nỗi anh em nào cũng mang một cây trong quần. Nói chung là đa dạng kích cỡ, tùy vào mục đích của người sử dụng. Thêm vào đó, người ta cảm thấy cầm kiếm rất ngầu, và biết múa thì càng ngầu. Nó tượng trưng cho nét điểm nguyên thủy thời vũ khí lạnh, và sự hào hùng của một thời đại lịch sử đã bị súng đạn làm phai nhạt.

Thiết kế chưa có tên (7).jpg

Và nó dễ dùng.

Bạn có thể không giỏi múa kiếm, nhưng cầm kiếm thì chắc không thể nào tự đâm mình như cách súng bị cướp cò được, còn bạn có lỡ đâm phe mình thay vì phe địch hay không thì tôi không biết.

Chính những điều đó đã giúp các nhà làm game đưa kiếm vào trong những game kinh dị. Đương nhiên là cũng tùy vào bối cảnh, chứ với tình trạng hiện đại hóa như bây giờ, tôi thấy game dùng súng làm vũ khí nó nhiều hơn hẳn game dùng kiếm rồi. Nên tôi sẽ nêu ra một cái tên tiêu biểu là thanh kiếm trong Alone in the Dark.

Nếu bạn còn nhớ thì Alone in the Dark là một tựa game kinh dị cực kỳ có sức ảnh hưởng, và cũng là nguồn cảm hứng trực tiếp cho Resident Evil. Thứ vũ khí được xem là tốt nhất trong tựa game này là một thanh kiếm, thứ duy nhất có thể gây hại cho con BOSS ma cà rồng Ezechiel Pregzt trong trò chơi. Không chỉ có khả năng gây sát thương mạnh, mà thanh kiếm còn có độ bền cao, không dễ bị gãy nên người chơi có thể liên tục sử dụng nó mà không lo mất.

Đấy là chưa kể đến, món vũ khí này cũng được xem là thứ vũ khí cận chiến nguy hiểm nhất của Alone in the Dark. Chỉ nhiêu đấy cũng đủ thấy kiếm là một thứ vũ khí đáng để nói rồi đúng không?

Theo dõi Kênh Tin Game để không bỏ lỡ những bài viết về game nhé~