Vì sao máy tính dễ bị hỏng nếu thường xuyên bị tắt bằng nhấn nút nguồn?

Một thói quen mà người sử dụng máy tính nên hạn chế.

Nếu có thói quen tắt nguồn PC, máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc hệ thống game console của mình bằng cách nhấn giữ nút nguồn cho đến khi hệ thống dừng hoạt động, bạn nên suy nghĩ lại. Đây là có thể là một trong những nguyên nhân khiến máy tính của bạn gặp trục trặc.

Tại sao nhấn giữ nút nguồn có thể gây ra vấn đề

Hiểu theo cách đơn giản, khi bạn nhấn giữ nút nguồn, đồng nghĩa với việc bạn đang buộc thiết bị phải chuyển sang trạng thái tắt. Việc tắt "bạo lực" như vậy hoàn toàn có khả năng khiến hệ điều hành trên thiết bị gặp lỗi, đặc biệt là khi vẫn còn chương trình chạy ngầm, phần mềm chưa được thoát.

Thay vào đó, bạn nên tắt máy một cách "duyên dáng" bằng cách sử dụng các tùy chọn có săn mà hệ điều hành cung cấp, hoặc bằng cách nhấn nút nguồn một lần (không giữ) để bắt đầu tắt phần mềm hoặc đưa thiết bị vào chế độ ngủ nhanh khi cần.

Vì sao máy tính dễ bị hỏng nếu thường xuyên bị tắt bằng nhấn nút nguồn? - Ảnh 1.

Nhấn giữ nút nguồn chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp

Trong quá khứ, hầu hết các thiết kế công tắc nguồn dạng "cổ" đều được thiết kế theo cơ chế ngắt nguồn vật lý khỏi thiết bị. Lật hoặc nhấn chúng sẽ làm ngắt mạch điện, từ đó ngừng dòng điện cung cấp cho thiết bị.

Ngày nay, hầu hết công tắc nguồn trên các thiết bị thông minh như PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh và game console được các kỹ sư gọi là "công tắc mềm - soft switches". Khi người dùng nhấn, chúng sẽ gửi tín hiệu đến một mạch thông minh để bắt đầu quá trình tắt hệ thống, và quá trình này thường được điều khiển bởi chính hệ điều hành.

Đôi khi quá trình tắt kiểu này không hoạt động bình thường, vì vậy nhiều công tắc mềm có chế độ dự phòng. Khi đó, bạn có thể nhấn giữ nó trong vài giây (thay vì chạm nhanh) để buộc thiết bị tắt. Nhưng như đã đề cập, đây không phải là phương pháp lý tưởng để sử dụng thường xuyên — mà chỉ nên dành cho những trường hợp khẩn cấp.

Máy tính cần cần được tắt đúng cách

Các thiết bị điện tử thông minh hiện đại ngày nay chứa nhiều hệ thống bộ xử lý phức tạp bên trong. Do đó, cần một quy trình tắt do phần mềm điều khiển, để thiết bị ngừng hoạt động hoàn toàn mà không làm hỏng hệ thống tệp đang lưu trữ hoặc chính hệ điều hành. Đôi khi máy tính có thể sử dụng bộ nhớ flash hoặc RAM để tạm thời lưu dữ liệu hoặc cài đặt vào bộ nhớ cache và nếu mất điện đột ngột, hệ điều hành sẽ không thể lưu những dữ liệu đó một cách an toàn. Ngoài ra, việc buộc tắt nguồn bằng nút vật lý còn có thể làm gián đoạn quá trình ghi, điều này dẫn đến dữ liệu không đầy đủ hoặc bị lỗi, khiến thiết bị không thể hoạt động bình thường.

Bạn nên máy thế nào?

Thay vì buộc thiết bị của bạn tắt bằng cách nhấn và giữ nút nguồn, hãy tìm các tùy chọn "Shut Off," "Shut Down" hoặc "Power Off" trên hệ điều hành. Việc chọn một trong các tùy chọn này sẽ bắt đầu quy trình tắt phần mềm "đạt chuẩn", giúp hệ thống ngừng động một cách nhẹ nhàng và an toàn.

Ngày nay, nhiều PC cũng sẽ tự động bắt đầu quá trình tắt máy khi người dùng nhấn nút nguồn một lần. Đây cũng là một cách tắt máy "thân thiện".

Chỉ nên nhấn giữ nút nguồn để tắt máy khi nào?

Đôi khi bạn gặp phải hiện thiết bị không phản hồi, bị đơ, treo hệ điều hành. Khi đó, nhấn và giữ nút nguồn — hoặc đơn giản là rút phích cắm của thiết bị để tắt nguồn — là những giải pháp mang tính tình thế hữu ích. Nhưng như đã nói, nếu bạn lạm dụng cách tắt máy như vậy thường xuyên, việc thiết bị của gặp lỗi chỉ là vấn đề sớm muộn.

(Tham khảo Quantrimang)

http://kenhtingame.com/vi-sao-may-tinh-de-bi-hong-neu-thuong-xuyen-bi-tat-bang-nhan-nut-nguon-20220323222416405.chn