Và dựa trên hai tiêu chí cốt lõi đó, cá tính bản thân và độ chín muồi trong khả năng lên kế hoạch. Họ có sức hút đến đâu, và… ngu si đến đâu với kế hoạch thống trị của mình? Để nghênh đón Thanos thật cẩn thận với sự đẫm máu, nguy hiểm (có vẻ?) mà Thanos mang lại trong Infinity War, chúng ta hãy cùng một lần ngồi lại để làm nên một bảng xếp hạng tất tần tật các tay phản diện của Marvel từ trước tới nay, xét theo độ cool-ngầu-chất nhé.
Theo dõi phần 1 tại đây: http://kenhtingame.com/cong-dong/bang-xep-hang-tat-tan-tat-cac-tay-phan-dien-cua-vu-tru-dien-anh-marvel-tu-truoc-toi-nay-xet-theo-do-cool-ngau-chat-501490
9/ Ronan the Accuser – Guardians of the Galaxy
Cá tính: 17/20
Kế hoạch: 12/20
Tổng điểm: 29/40
Lee Pace, một diễn viên đại tài đã truyền tại trọn vẹn sự cuồng tín, cực đoan của Ronan The Accuser lên màn ảnh. Tập trung cao độ cho mục tiêu rửa nhục, báo thù của mình, Ronan là một tay phản diện sắc bén, mạnh mẽ và rất có uy, có thần thái làm người khác nể sợ. Thế vậy nên cũng chẳng lạ gì khi y có rất nhiều thuộc hạ, tay chân trung thành, tận tâm, bị cuốn hút bởi sự quyết tâm của hắn.
Chính bởi vậy nên mang thân phận làm tôi tớ cho Thanos không thể nào hợp với Ronan được, bởi hắn mang cái uy riêng rất lớn và có một kế hoạch riêng thẳng thắn hơn nhiều: Hủy diệt Xandar, tắm máu người Xandar, thị uy sức mạnh vô song của mình. Đó chính là bước ngoặt khiến Ronan vượt khỏi các vai diễn phản diễn thường thường bậc trung khác. Vốn hoặc xa vào thân phận “tôi tớ chạy việc” thuần túy không đầu óc. Hoặc một gã phản diện quyền lực vô song, sức mạnh vượt bậc nhưng… kém không.
Ronan đã vượt lên chính mình để chiếm lấy Viên đá Sức mạnh bất chấp rủi ro đe dọa và đã nhận được sức mạnh xứng đáng với bản thân mình. Điều khiển, kiểm soát được thứ sức mạnh hủy diệt giết chết bất kì ai tiếp xúc phải.
Phải mất cả một tổ đội thiện chiến với đủ các sức mạnh phối hợp cùng nhau, trợ sức bởi một lực lượng quân đội tinh nhuệ, công nghệ cao và một màn nhảy múa điêu luyện mới hạ gục nổi hắn, Ronan The Accuser.
8/ Helmut Zemo – Captain America: Civil War
Cá tính: 15/20
Kế hoạch: 16/20
Tổng điểm: 31/40
Cũng nham hiểm và nguy hiểm ngầm như nhân vật mà anh, diễn viên Daniel Bruhl đóng trong Inglorious Basterd và được “cường hóa” lên bội phần. CHẳng mấy xuất hiện trong phim nhưng chỉ chừng đó thôi đã đủ làm cho các siêu anh hùng, các thiên tài của chúng ta quay cuồng lên đánh giết lẫn nhau tùm lum lộn xộn rồi. Một kế hoạch nhiều lơp lang đưa nhóm Avengers vào thế đối đầu với nhau chỉ bằng việc giật dây đúng chỗ, đúng hướng. Và cũng như nhiều tay phản diện khác, động cơ của y là trả thù; nhưng nó không làm che mờ đi kế hoạch, óc phán đoán hay khả năng thao túng của hắn.
Thậm chí cho đến cùng, người xem cũng không khỏi cảm thấy đồng cảm với nhân vật của hắn, được xây dựng hết sức bình thường trong một thế giới tưởng như phi thường của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Trường đoạn thâm nhập nhà tù, khảo tram thao túng Thanos của hắn diễn ra vô cùng tài tình, và là bằng chứng rằng nếu bạn muốn thao túng mọi người để chiến đấu cho mình, ít nhất phải chịu động tay, động chân nhúng tay vào làm một tí. Chứ toàn ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón như Thanos là không xong được việc đâu.
Ít nhất là cho tới phần Avengers: Infinity War sắp tới.
7/ Obadiah Stane – Iron Man
Cá tính: 18/20
Kế hoạch: 14/20
Tổng điểm: 32/40
Để tự chứng minh bản thân, vượt trỗi dậy khỏi cái bóng quá lớn của Tony Stark nhằm đưa tập đoàn Stark lên một tầm cao mới. Ông bác Obadiah Stane đã không ngần ngại thuê khủng bố để giết ông cháu Tony yêu dấu của mình, và rồi khi ông cháu số lớn mạng lớn sống sót trở về, kế hoạch thất bại thì lại nhanh chóng thuyết phục Tony rằng hắn là người đồng minh duy nhất mà anh có trước khi ăn cắp công nghệ của Tony, làm phản và suýt giết chết Iron Man thành công.
Giỏi không chỉ trong chuyện hành động kín kẽ, che dấu danh tính, hành tung, động cơ đích thực của mình trong suốt một thời gian dài để rồi đủ “cứng” để đích thân nói với Người Sắt rằng chính hắn, ông chú yêu quý của anh đã… đá đít anh khỏi công ty đã của mình.
Jeff Bridges thực sự đã vào vai Stane một cách hoàn hảo, suốt một thập niên sau khi vũ trụ MCU ra đời, Obadiah Stane vẫn là một trong những tay phản diển đáng nhớ nhất, một sự hòa trộn hoàn hảo của sự hiểm độc ngấm ngầm, toan tính sát nhân và đầu óc tính toán tài năng.
6/ Vulture – Spider-Man: Homecoming
Cá tính: 17/20
Kế hoạch: 16/20
Tổng điểm: 33/40
Khi Spider-Man: Homecoming ra mắt, nhiều người đã ngay lập tức tán dương Vulture và cho rằng ông là kẻ phản diện tuyệt vời nhất của vũ trụ MCU tính đến giờ. Có thể không hẳn hoàn toàn là như vậy, nhưng chắc chắn Vulture phải là một trong những tay phản diện đáng nhớ nhất. Bởi được trao cho câu chuyện của một siêu anh hùng cho một nhân vật phản diện. Tạo ra sự đồng cảm cho một nhân vật bị nẫng tay trên, trù ếm trong việc kinh doanh bởi Tony Stark để rồi phải lao vào kinh doanh bất hợp pháp. Không phải để trả thù, cũng chằng vì tham muốn quyền lực, mà chỉ để cứu lấy cái thế giới nhỏ nhoi của ông, với những người nhân viên, đồng nghiệp thân thương và gia đình yêu dấu của mình.
Thành thử vậy nên Vulture hoàn toàn không phải là một kẻ điên cuồng khát máu, giết chóc thoải mái. Cũng không hề toan tính, mưu đồ nham hiểm gì lắm cho cam, mà chỉ là một người đàn ông đang vượt quá lằn ranh pháp luật, đạo đức (không đi quá xa nhưng nhìn chung là cũng đang quá đà) để bảo vệ những gì mình yêu thương và tin tưởng mà thôi. Và điều khiến Vulture trở nên thực sự nổi bật và đáng nhớ trong tâm trí khán giả theo dõi là bởi màn vào vai tuyệt hảo của Michael Keaton, người đã tạo nên cái sự căng thẳng, cau có, cằn nhằn của một người đàn ông trung niên cho Vulture. Dù hơi tưng tửng một chút nhưng tựu chung lại, Vulture cũng vẫn chỉ là người trần mắt thịt, những gì có được đều do mình tự tạo dựng nên chứ không hề có “ông lớn” chống lưng như Spider Man. Thậm chí nhìn cách y lý luận thì nhiều khán giả ắt đôi khi cũng phải tự hỏi rằng liệu gã có phải thật là một nhân vật phản diện mà không. Trên thực tế, cái việc Vulture chôm chỉa từ Tony Stark, cái tay nhà giàu hợm hĩnh, kiêu ngạo đã dùng quan hệ, sự độc quyền để chèn ép việc kinh doanh của mình còn mang lại sự… khoái trá trong không ít khán giả kia.
5/ Alexander Pierce – Captain America: The Winter Soldier
Cá tính: 17/20
Kế hoạch: 17/20
Tổng điểm: 34/40
Trong khi một số kẻ phản diện khác thường có những kế hoạch phức tạp, đan chéo nhưng gấp rút và thậm chí mang màu sắc cục súc. Thì Pierce lại dành hàng nhiều năm trời để thao túng, tha hóa và biến đổi tổ chức SHIELD thành HYDRA ngay dưới con mắt tinh tường, sõi đời của Nick Fury. Và đoạn kết của kế hoạch kết thúc bằng việc phòng thành công những con Không tàu Sân bay Helicarriers lên không gian để kiểm soát, thanh lọc thế giới thật sự mang đậm màu sắc của nhà văn George Orwen. Xóa nhòa lằn ranh giữa người tốt cầm sung và người xấu cầm súng.
Điểm yếu duy nhất trong kế hoạch của Pierce có lẽ nằm ở việc không hoàn toàn vô hiệu hóa toàn bộ những cá nhân quyền lực không muốn hắn thành công mà muốn giữ lại thao túng để rồi bị “lật kèo” đáng tiếc. Một bước hụt chân đáng tiếc
cho một ác nhân vô cùng cẩn thận sống dưới hang sư tử.
4/ Hela – Thor: Ragnarok
Cá tính: 18/20
Kế hoạch: 17/20
Tổng điểm: 35/40
Không gì ngoài sự tôn kính tột bậc cho vị Nữ hoàng của chúng ta. Thông thường, các vai phản diện thường có một câu chuyện tách biệt như thể “phim lồng trong phim” vậy. Nhưng Hela của Cate Blanchett thì hoàn toàn hòa quyện, thậm chí là căn cơ gốc rễ cho toàn bộ những gì diễn ra trong bộ phim. Một Nữ Thần chết hoang dại với sức mạnh nguyên sơ áp đạo, cử chỉ quý tộc, thần thái thượng đẳng. Hela cân bằng giữa trạng thái quay cuồng của một tay sát nhân hàng loạt và một hình mẫu cá tính với nụ cười bình thản trên môi.
Với sức mạnh vượt trội của mình, Hela không hề dây dưa loằng ngoằng với những sự phức tạp không cần thiết cho kế hoạch của mình, hay các màn tra tấn cù cưa lê thê với các vị anh hùng chính diện. Không, Hela đập cho Loki và Thor bay tuốt tuột sang một vũ trụ xa xôi để rảnh tay đè bẹp quân đội Asgard, thâu tóm chính quyền và tái tạo hình ảnh Asgard theo ý mình luôn chứ không sa đà vào các cuộc chém giết cá nhân làm chi cả.
Một kế hoạch tốt cho một cá nhân mạnh mẽ và quyền lực, trừ việc núi cao còn có núi cao hơn, thật đáng tiếc cho Hela khi gặp phải một đối thủ quá mạnh đến “cướp sới” như vậy.
3/ Ego – Guardians of the Galaxy Vol. 2
Cá tính: 18/20
Kế hoạch: 17/20
Tổng điểm: 35/40
Nhờ Kurt Russel, Ego được thổi sự cá tính vào trong từng hơi thở, một màn casting hoàn hảo cho người cha của Star-Lord, người mà ai cũng yêu quý ngay từ cái nhìn đầu tiên (và đến cái nhìn cuối cùng luôn). Có một sức mạnh độc nhất, thú vị, và nếu cân nhắc đến quỹ thời gian gần như vô tận mà Ego có kế hoạch để trở thành vị chúa của cả vũ trụ của hắn cũng khá là hợp tình hợp lý đó chứ?
Giới hạn duy nhất của Ego đó là y không thể phát huy sức mạnh của mình mà không có một Celestial ở bên, và kế hoạch “tạo đồng minh” của y suýt nữa đã thành công nếu Star-Lord không được bạn bè mình kéo khỏi cõi mông mị rồi. Ego, như bao người cha phản diện khác, là người cha mà bạn hằng mong muốn cho đến khi nhận ra rằng hắn chẳng muốn bạn chút nào cả.
Hoặc cho đến khi nhận ra ông bố mình giết người như ngóe và muốn thống trị tất cả muôn loài trong vũ trụ.
2/ Erik Killmonger – Black Panther
Cá tính: 18/20
Kế hoạch: 17/20
Tổng điểm: 35/40
Có cả một cuộc đời thấm đẫm đau thương, mất mát và căm phẫn với nỗi đau gia đình, tổ tiên là trọng tâm. Ngoài cái họ kì cục ra thì Killmonger có lí do chính đáng, hoàn hảo cho khát vọng thống trị Wakanda của mình – và là một trong số ít những tay phản diện có tư chất đủ để dạy dỗ và thay đổi siêu anh hùng nhân vật chính. Và cũng hiếm có diễn viên nào lột tả được tính cách trái ngược vừa của một con người bị lưu đày trong cay đắng, phẫn uất; vừa là một nhà cai trị độc tài, cương quyết với bàn tay sắt. Giống như Hela, kế hoạch của Killmonger tưởng chừng giản đơn nhưng lại vô cùng chính xác, chắn chắn, là kết quả của hàng nhiều năm trời toan tính, kiên nhẫn được tưởng thưởng xứng đáng.
Sai lầm duy nhất của y là lỡ ném ông vua T’Challa xuống thác nước thay vì đâm chết tại trận luôn. Một sai lầm kinh điển thường thấy của các tay phản diện, cố tạo ra màn kết quá diêm dúa trong các màn đấu solo để rồi bị lật kèo đáng tiếc.
1/ Loki – Thor, The Avengers, Thor: The Dark World, Thor: Ragnarok
Cá tính: 18/20
Kế hoạch: 17/20
Tổng điểm: 35/40
Nhà vô địch không thể đánh bại trong long người xem trong số các tay phản diện của vũ trụ Điện ảnh Marvel. Sự bí ẩn, quyến rũ, thu hút, khó đoán của Tom Hiddleston đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các nhân vật phản diện từ khi hắn lên màn ảnh rộng. Có gì đó giống Joker, Loki của chúng ta luôn mỉm cười dù ẩn sau đó là khát khao quyền lực cháy bỏng đến mức sẵn sàng mặc cả với quỷ dữ. Mang cả niềm tự hào chiến thắng, căm phẫn và sỉ nhục trong từng cái nhíu màu, nháy mắt. Hắn luôn đạt điểm cao về mặt kế hoạch vì chúng đều hợp lý và đòi hỏi chút dối trá điệu nghệ, nhưng rồi còn liên tục thích nghi với hoàn cảnh tốt hơn bất kì tay phản diện nào khác nữa.
Sống bởi châm ngôn “Sống ròi mai sau còn tiếp tục chiến đấu” Loki thực sự là một tia sang rực rỡ, đẹp đẽ trong một vũ trụ điện ảnh luôn vật lộn trong việc tạo ra các vai phản diện đáng nhớ.