Và dựa trên hai tiêu chí cốt lõi đó, cá tính bản thân và độ chín muồi trong khả năng lên kế hoạch. Họ có sức hút đến đâu, và… ngu si đến đâu với kế hoạch thống trị của mình? Để nghênh đón Thanos thật cẩn thận với sự đẫm máu, nguy hiểm (có vẻ?) mà Thanos mang lại trong Infinity War, chúng ta hãy cùng một lần ngồi lại để làm nên một bảng xếp hạng tất tần tật các tay phản diện của Marvel từ trước tới nay, xét theo độ cool-ngầu-chất nhé.
18/ Abomination – The Incredible Hulk
Cá tính: 9/20
Kế hoạch: 1/20
Tổng điểm: 10/40
Điên cuồng, cục súc, nóng tính, trẻ trâu là những từ chính xác dùng để mô tả Abomination.
Hoặc chúng ta có thể có một cách nhìn tích cực hơn, nhân vật của Tim Roth, chàng lính biệt kích Anh Quốc này là một con người vô cùng cầu tiến. Có điều sự cầu tiến của y lại nằm ở sức mạnh hoang dại, điên cuồng và đầy bạo lực. Thứ sức mạnh làm khổ chủ phát mệt, sống trong sự bất tiện, ghẻ lạnh và xa lánh của mọi người, thậm chí không có được nổi một màn “ân ái” cho tử tế với người mình yêu.
Của đáng tội, đúng là “người ăn không hết, kẻ lần không ra”, thứ người này muốn tống khứ đi mà không được thì người kia lại đem rước vào thân. Đến cuối phim, y đã có được thứ sức mạnh mà mình mong muốn với một diện mạo… bội phần xấu xí.
Rất cá tính, cool ngầu mỗi tội… ngu; đủ ngu để một mình cầm sung lục đối đầu với Hulk. Đủ ngu để trêu ngươi với “thứ dữ” rồi bị vả cho tan xương nát thịt. Và quan trọng là kém khôn đến mức kế hoạch trùng luôn với mục tiêu: “Phá phách tẹt ga” mà thôi chứ cũng không có sự suy tính gì sâu xa cho lắm.
17/ Malekith – Thor: The Dark World
Cá tính: 8/20
Kế hoạch: 5/20
Tổng điểm: 13/40
Không thể phủ nhận rằng, trong tổng thể của một bộ phim tồi về mọi mặt, diễn viên Christopher Eccleston đã làm hết sức mình để lột tả cá tính nhân vật rồi.
Khổ nỗi tay Dark Elf tai to mặt lớn này lại không có chiều sâu cho lắm. Bởi tính cách của y thì không biết nông sâu ra sao nhưng lúc nào cũng nói chuyện gằn gằn từ từ ra cái vẻ rất chi là nguy hiểm trong khi kế hoạch của y thì giản đơn là dùng sức mạnh cơ bắp để áp đạo kẻ thù, xuất phát từ động cơ trả thù mù quáng mà thôi. Một hình mẫu nhân vật phản diện nhàm chán tiêu biểu của những bộ phim hành động hạng B.
16.Darren Cross – Ant Man
Cá tính: 6/20
Kế hoạch: 9/20
Tổng điểm: 15/40
Một chút kế hoạch, tính toán nhưng lại không được khôn ngoan, ranh ma như Ivan Vanko, một chút sức mạnh cục súc từ bản mặt, tính cách nhưng lại chẳng ngầu được bằng Abomination. Có thể nói nếu chấm điểm cho Darren Cross thì y được điểm “trung bình” là quá chuẩn bởi mỗi thứ có một tí, từ cá tính, sức mạnh, sự mưu mô và động cơ nhưng chẳng có gì quá nổi trội nên chẳng đọng lại tí ấn tượng, không gây được sự chú ý gì từ khán giả cả. Nhưng vì do không có điểm trừ nào quá thậm tệ nên y sẽ yên vị là một hình mẫu nhân vật phản diện trung bình không tệ nhưng cũng chẳng hay ho, nổi bật gì để các bộ phim sau đó học tập cả.
15.Ultron – Avengers: Age of Ultron
Cá tính: 15/20
Kế hoạch: 2/20
Tổng điểm: 15/40
Sinh ra như một lời minh chứng cho sự “quan ngại sâu sắc” của ngài CEO Elon Musk rằng trí thông minh nhân tạo AI cùng công nghệ Nano sẽ gây phương hại đến sự tồn vong của con người. Ultron, một người máy thông minh với trí thông minh nhân tạo AI tuyệt đỉnh được tạo nên từ công nghệ nano tối tân với động cơ làm con người tuyệt chủng quả là một tuyệt tác vô cùng hoàn mỹ của tạo hóa, của Tony Stark, một ví dụ hoàn hảo để Elon Musk trỏ tay mà rằng: “Đã bảo rồi mà không nghe”.
Ấy vậy nhưng với tất cả sức mạnh, trí khôn của mình, thay vì chọn phóng tất cả vũ khí hạt nhân, quậy tưng bừng, giết choc thả phanh, xây dựng quân đội cơ sở với tiềm năng vô hạn của mình. Ultron lại sồn sồn chọn nâng cả một thành phố to tướng lên không trung rồi thả xuống cho nó “hoành tráng và phim ảnh” bất chấp sự bất tiện, lâu la mà nó mang lại.
Mạnh mẽ, trâu bò, nguy hiểm và cá tính nhưng thật tiếc, Ultron quá ngu cho một người (máy) khôn.
14. Whiplash – Iron Man 2
Cá tính: 10/20
Kế hoạch: 10/20
Tổng điểm: 20/40
Sau màn trình diễn đầy ấn tượng trong The Wrestler, thật khó hiệu khi Mickey Rourke lại bỏ vai trò diễn viên chính để tham gia một vai diễn phản diện Ivan Vanko. Nhưng kể ra thì vai diễn này cũng có sự đầu tư khá là tử tế đó chứ? Tàn nhẫn, táo bạo, quyết tâm trong công cuộc báo thù của mình, nhận được sự tán thưởng của các fan vì sự “vượt khó” cùng động cơ trả thù hợp lí chứ không phải một tay “giàu mà dốt, khỏe mà ngu nhưng lại thích ra vẻ nguy hiểm” như các hình mẫu phản diện thường thấy.
Chưa hết, Ivan còn rất thông minh khi khôn ngoan vượt mặt Justin Hammer để lợi dụng tài sức của y nhằm “đì” đẹp Iron Man, thậm chí là áp đảo chàng Người Sắt với đoàn quân Người Sắt điều khiển từ xa thiện chiến, trâu bò. Một kế hoạch mà ngay sau này chính Iron Man cũng phải học tập trong Iron Man 3. Khai thác sự tham lam của một kẻ thù để có lợi thế hạ gục kẻ thâm thù quan trọng hơn. Dù còn kha khá các tình tiết vô lý, buff sức mạnh quá đà (người thường bị oto đua đâm full tốc lực găm vào tường mà không hề hấn?) thì Ivan Vanko thực sự là một tay phản diện hết sức “tiêu chuẩn”
- Kaecillius – Doctor Strange
Cá tính: 15/20
Kế hoạch: 7/20
Tổng điểm: 22/40
Pha “ngã sang phe bóng tối” của ngài Hannibal, Mads Mikkelsen quả thực rất gay cấn và đáng xem như từng mẩu thịt vừa vặn mà ông ăn khi còn làm quý bác sĩ Hannibal Lecter vậy. Có trí, có tài, có kĩ năng chiến đấu điêu luyện và quan trọng nhất alaf có một cái đầu. Hiềm mỗi một nỗi là động cơ hành ác của ông lại là…. Hủy diệt thế giới. Là trộm cắp sức mạnh, đánh đổ người bảo vệ thiện lương để trao tất cả cho một thứ sẽ hút sức mạnh sự sống của bạn hàng thiên niên kỷ? Dù bạn có thèm khát sự bất tử đến mấy thì ai cũng phải thấy rằng cái giá phải trả đó là chẳng đáng một tí nào chứ?
Dù hết sức toàn diện về mọi mặt, được Mads Mikkelsen vào vai nhưng vì sự phi logic đó nên Kaecillius chỉ an tọa ở vị trí số 11 mà thôi.
- Justin Hammer – Iron Man 2
Cá tính: 14/20
Kế hoạch: 10/20
Tổng điểm: 24/40
Xếp hạng cho Hammer cao hơn kẻ đã chơi khăm y có vẻ hơi bất công, nhưng quả thực màn trình diễn của Sam Rockwell khiến Justin Hammer hiện lên như một hình mẫu Tony Stark “cường hóa” về tính cách châm biếm, bất cần; kém về tài năng nhưng cao tay hơn về sự mưu mô, tính toán. Tất cả khiến Hammer hiện lên một cáhc tươi mới, sống động, thu hút và châm biếm hơn mô típ nguy hiểm của Ivan Vanko nhiều, dù Vanko đáng ra phải là vai phản diện chính của phim chứ không phải là “kép phụ” Ivan Vanko.
Mà kể ra về khoản lên kế hoạch thì Hammer cũng đâu có tệ, âm thầm hợp tác với kẻ thù của kẻ thù. Biết lo lót mọi chuyện chu toàn, thấu đáo, thưởng phạt phân minh đúng lúc. Có lẽ điều khiến Hammer lép vế chỉ là bởi y phải đối đầu với quá nhiều “thứ dữ” vượt tầm mà thôi. Từ tay “đối tác” Vanko ranh ma, nham hiểm hơn cho đến một Tony Stark với tài năng, tài lực vượt bậc chứ khách quan mà nói, Justin Hammer không phải một kẻ phản diện tồi chút nào.
- Red Skull – Captain America: The First Avenger
Cá tính: 13/20
Kế hoạch: 14/20
Tổng điểm: 27/40
Hugo Weaving, không hổ danh là một diễn viên gạo cội đã lột tả bản chất tồi tệ hơn cả một tên phát xít tồi tệ nhất qua lớp hóa trang đỏ lòm dày cộm đó. Phóng đại hóa mục tiêu thống trị thế giới của Đức Quốc Xã bằng cách thu thập, tận dụng các nghiên cứu khoa học tối tân, bằng thứ cổ vật mang sức mạnh vô song; qua mặt và lợi dụng Thống chế Adolf Hitler, tay chính trị gia tài tình đã qua mặt Anh, Pháp, Liên Xô cho những cuộc tấn công bất ngờ áp đảo tưởng chừng bất khả chiến bại trong đệ nhị thế chiến, lợi dụng chính Adolf Hitler, kẻ đã lợi dung cả dân tộc mình cho giấc mơ thống trị thế điên cuồng của mình.
Tạo hình ấn tượng, tính cách cương quyết, thần thái ít ai bì kịp, sức mạnh siêu nhân ngang với Captain America cùng khả năng vạch kế hoạch tài tình, chặt chẽ suýt thành công nếu không gặp phải kì đà cản mũi thì chắc y đã soán ngôi Hitler luôn rồi.
- Aldrich Killian – Iron Man 3
Cá tính: 13/20
Kế hoạch: 14/20
Tổng điểm: 27/40
Người giàu cũng khóc quả là lời miêu tả chuẩn xác cho Tony Stark, bởi bên cạnh sự giàu có và một cuộc sống thực sự phóng khoáng, thoải mái trong giàu sang và công nghệ thừa hưởng từ cha mẹ “tai to mặt lớn”. Thì dù vô tình hay hữu ý (chủ yếu là vô tình), chàng người Sắt của chúng ta đã gây thù chuốc oán với biết bao kẻ nguy hiểm với những lí do hết sức xa vời. Từ hận thù từ đời cha chú để lại, cho đến việc vô tình nhạo bang, tảng lờ ai đó thôi cũng có thể dẫn tới tử thù sâu sắc.
Đến với Guy Pearce, y là một nhà khoa học tận tâm tận lực luôn cố gắng hoàn thiện công thức siêu nhân của chính mình. Cùng là nhà lãnh đạo tài ba với cả đống tiền, công nghệ và mối thâm thù sâu sắc (dù vớ vẩn) với Tony Stark như Justin Hammer, nhưng y cool ngầu hơn, tàn bạo hơn, nguy hiểm hơn. Thay vì công khai đối đấu rồi một tay chơi chơi mánh. Aldrich Killian, dù luôn công khai xuất hiện thì lại hành động vô cùng kín kẽ qua vỏ bọc là một tay khủng bố điên cuồng mang tính bù nhìn, The Mandarin để rồi “làm cú” cho Người Sắt tí gục hẳn luôn. Thậm chí y đã đi xa tới mức thao túng được cả phó tổng thống trong long bàn tay, bắt cóc và suýt hành quyết thành công tổng thống của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ nhằm trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của siêu cường số 1 thế giới.
Nếu Iron Man không dấu con bài tủ là cả một quân đoàn Người Sắt cùng một cô ghẹ sức mạnh vô song xuất hiện đúng lúc thì có lẽ Người Sắt của chúng ta đã gục thật, gục hẳn rồi.
Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.