Bức tranh 75 triệu USD của danh họa nổi tiếng này khiến nhiều cư dân mạng thoạt nhìn tưởng là tranh của… đứa trẻ lên 3, tại sao lại đắt giá đến vậy?
Sau khi thấy bức tranh này, nhiều bà mẹ đang vô cùng hối tiếc vì đã lỡ tay đánh con khi thấy bé vẽ linh tinh lên tường và phải thốt lên :”Thời của con tôi tới rồi!”
Gần đây, một số tác phẩm của danh họa nổi tiếng Cy Twombly (1928-2011) được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Sẽ không có gì đáng bàn luận nếu thoạt nhìn các bức tranh không khác gì các nét vẽ nguệch ngoạc chẳng khác gì một tác phẩm “ngẫu hứng” của trẻ em.
Vậy họa sĩ này là ai? Và tại sao bức tranh của ông lại có giá trị đến vậy?
Cy Twombly (tên khai sinh là Edwin Parker “Cy” Twombly, Jr. Ông thường lấy cảm hứng từ những câu chuyện thần thoại và thơ ca cổ điển. Phong cách của ông được gọi là “chủ nghĩa biểu tượng lãng mạn” vì nó diễn giải chất liệu cổ điển trong hình dạng và từ ngữ hoặc thư pháp không chữ. Twombly cũng tạo ra các tác phẩm điêu khắc trong suốt sự nghiệp của mình. Ông may mắn nhận được sự ủng hộ của gia đình và bắt đầu nghiêm túc theo đuổi con đường nghệ thuật từ năm 12 tuổi.
Khởi đầu con đường nghệ thuật
Sau khi tốt nghiệp trung học, Twombly đã theo học tại Trường Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston và Đại học Washington and Lee. Sau đó ông cùng người bạn đại học của mình,Robert Rauschenberg đã đến Bắc Phi để học hỏi bằng một khoản tài trợ từ Bảo tàng Nghệ thuật Virginia. Họ trở về nước sau một năm theo học. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian học tập Cy Twombly đã quyết định mở một cuộc triển lãm tại phòng tranh Stable Gallery New York.
Tuy nhiên,buổi triển lãm này lại không được lòng công chúng. Thậm chí cuốn sách bình luận của khách đã bị xóa. Hành động này là để tránh những phản ứng tiêu cực và thù địch đối với buổi biểu diễn.
Những trái ngọt đầu tiên của Cy Twombly
Năm 1953, Twombly nhập ngũ và đảm nhiệm công việc giải mã cho quân đội Mỹ. Tuy vậy niềm đam mê với nghệ thuật vẫn chưa bao giờ dập tắt trong con người này. Do đó mỗi lần nghỉ phép ông đều dành thời gian để có thể thỏa lòng với nghệ thuật, với đam mê của chính mình.
Trong khoảng thời gian này ông đã hoàn hiện được kỹ thuật tự động của hội họa “Siêu thực” bằng cách vẽ tranh trong bóng tối – hay còn gọi là “tranh mù”. Kỹ thuật này đã tạo ra những đường cong méo mó kỳ lạ và chúng đã trở thành một nét đặc trưng, một điểm đắt giá trong hội họa của Cy Twombly. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên tranh của ông có giá trị lên đến 75 triệu đô la Mỹ.
Với tài năng và sự cố gắng không ngừng nghỉ thì đến năm 1955 sự nghiệp của ông đã bước đầu nở rộ. Tên tuổi của ông bắt đầu phủ kín hơn. Đến năm 1977 thì Cy Twombly gặp được ý trung nhân và xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Sau sự kiện này tâm hồn nghệ sĩ của Cy Twombly càng thêm bay bổng. Ông thổi vào tác phẩm của mình những giai điệu nhẹ nhàng. Thêm vào đó là những nét cảm hứng đến từ văn học cổ điển. Lúc này chủ để chủ yếu của ông là về Hy Lạp – La Mã.
Những đóng góp mà Cy Twombly để lại nền nghệ thuật thế giới
Sau khi đã đến đỉnh cao của sự nghiệp thì đến giai đoạn 1970 – 1980, Twombly hoạt động ít hơn. Tuy nhiên, ông cũng cho ra đời một số tác phẩm mới. Đặc biệt trong khoảng thời gian 1975 ông đã bắt tay vào nghệ thuật điêu khắc. Đây là bộ môn mà ông đã tạm gác suốt 20 năm. Đến năm 2011 thì ông qua đời để lại nhiều tiếc nuối trong lòng những người yêu nghệ thuật.
Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật ông đã sáng tác và cống hiến cho đời nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Những bức vẽ của danh họa Cy Twombly ngày nay có giá trị lớn. Tác phẩm cao nhất có thể lên hàng chục triệu USD. Nổi tiếng nhất chính là bức tranh khổng lồ Untitled của ông có giá trị gây sốt lên đến 75 triệu USD. Một số tác phẩm nổi tiếng khác của ông như:
- Academy.
- Nine Discourses on Commodus.
- Leda and the Swan.
- Second Voyage to Italy.
- Untitled, Rome.
- Tiznit.
Như vậy, có thể nói, lý do mà bức tranh Untitled sở hữu giá trị khổng lồ ngoài sức tưởng tượng, không chỉ đến từ giá trị nghệ thuật của nó, mà còn bởi tên tuổi của người đã sáng tạo ra nó. Thế mới thấy, sức mạnh của khái niệm “thương hiệu” trong nghệ thuật là khổng lồ và không tưởng đến mức nào.