Mặc tranh cãi, thị trường F2P vẫn lại mang lợi nhuận gần gấp 3 lần PC/Console “truyền thống”

Với viêc thị trường Free-to-play (F2P) đang mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, các hãng sản xuất chắc chắn sẽ tiếp tục áp dụng mô hình game-dịch vụ gây nhiều tranh cãi trong tương lai.

Công ty chuyên nghiên cứu dữ liệu hàng đầu thế giới Superdata đã chia sẻ một số thống kê thú vị về doanh thu trò chơi trên nền tảng máy tính cá nhân trong vài năm qua. Theo dữ liệu của nó, doanh thị trường F2P trên PC đã tăng gấp đôi kể từ năm 2012. Mặt khác, doanh thu bán lẻ máy tính cá nhân và console chỉ tăng 60%. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các nhà xuất bản đều đang tập trung chạy theo mô hình “trò chơi dưới dạng dịch vụ” (game-as-a-service).

F2P Mặc tranh cãi, thị trường F2P vẫn lại mang lợi nhuận gần gấp 3 lần PC/Console truyền thống 1
So với doanh thu Free-To-Play (xanh nhạt) bên trên, số tiền thu được từ các bản game pc/console truyền thống (xanh đậm) bên dưới có phần nhỏ bé.

Như được trình bày trong biểu đồ phía trên, doanh thu F2P hiện tại là 22 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ “truyền thống” trên PC và console chỉ vỏn vẹn 8 tỷ đô la. Vâng, tức là mức chênh lệch gần gấp 3 lần và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà làm game lẫn ngành công nghiệp trò chơi điện tử.

Bên cạnh đó, Superdata cũng chia sẻ thêm một thông tin thú vị về doanh thu của FIFA 17. Như chúng ta có thể thấy, phần lớn số tiền kiếm được của trò chơi đến từ các giao dịch microtransaction. Vì vậy, trong khi hầu hết mọi người đều đang kịch liệt chửi rủa và chỉ trích chúng, vẫn còn đó một số lượng cực lớn người dùng sẵn sàng bỏ tiền để mở những vật phẩm in-game. Và với việc vẫn còn những khách hàng “chịu chi” như vậy, bạn đừng mong đợi EA sẽ thay đổi chính sách phát hành trò chơi của mình trong tương lai.

F2P Mặc tranh cãi, thị trường F2P vẫn lại mang lợi nhuận gần gấp 3 lần PC/Console truyền thống 2
Phần màu xanh biển là doanh thu của bản game gốc và phần màu hồng chính là doanh thu từ các gói nội dung bổ sung.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tính năng thu tiền in-game sẽ còn tồn tại dài dài mặc cho những chỉ trích xung quanh nó. Mới đây, công ty mẹ của Rockstar Games là Take-Two Interactive cũng đã nhìn ra mảnh đất màu mỡ này và không bỏ qua mong muốn bổ sung thêm các hoạt động microtransaction vào tất cả các tựa game trong tương lai. Và thành thực mà nói, sẽ còn nhiều nhà xuất bản chọn đi theo xu hướng này bởi nguồn lợi mà nó mang lại quá lớn.

Vì vậy, vâng, trong khi EA đang là tâm điểm của sự chỉ trích, những biểu đồ thống kê này đã “thay lời muốn nói” rằng hoạt động mua bán vật phẩm bằng tiền thật sẽ được tích hợp vào hầu hết các tựa game bom tấn AAA thời gian tới. Chỉ mong là chúng không quá đáng và gây phẫn nộ cực độ như Battlefront 2.

Theo Dsogaming