Mixer có gì hay mà khiến streamer Ninja phải bỏ Twitch? - PC/Console

Dù không thực sự quen tai game thủ Việt, nền tảng stream Mixer lại có một gã khổng lồ chống lưng, giúp nó phát triển với tốc độ chóng mặt.

Vào ngày đầu tiên của tháng 8, streamer nổi tiếng Ninja bất ngờ công bố anh sẽ rời Twitch để trở thành một streamer độc quyền trên nền tảng Mixer. Dù bỏ lại tài khoản với gần 15 triệu lượt theo dõi trên nền tảng cũ, Ninja vẫn đạt được thành công trong buổi stream đầu tiên trên Mixer với khoảng nửa triệu người xem, và khiến ứng dụng Mixer leo lên top đầu số lượt tải trên AppStore. Theo một số tin đồn, “phi vụ” mua lại Ninja đã tốn của Mixer đến hàng chục triệu USD. Vậy thì Mixer là gì?

Tất cả những gì bạn cần biết về Mixer, nền tảng stream mới của Ninja

Ninja.

Với game thủ Việt đã quen với YouTube và Twitch, Mixer có thể là một cái tên xa lạ, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết được rằng nó đang hiện diện ngay trong Windows 10. Chỉ cần gọi Xbox Game Bar bằng tổ hợp phím Windows + G, bạn sẽ tìm thấy tùy chọn Start Broadcasting cho phép bạn stream lên Mixer chỉ bằng vài thao tác đăng nhập và cấu hình đơn giản. Nếu có Xbox, bạn cũng có thể tìm Mixer được tích hợp trên Xbox One Dashboard. Đây là một điều dễ hiểu bởi Mixer thật ra chính là Beam, một nền tảng stream mà Microsoft đã mua lại hồi năm 2016 để làm đối trọng với YouTube và Twitch. Điều này giúp Mixer trở thành một trong các lựa chọn hàng đầu cho game thủ trên hai hệ máy này khi stream.

Tất cả những gì bạn cần biết về Mixer, nền tảng stream mới của Ninja

Giao diện Xbox Game Bar khi bấm Windows + G.

Cũng như Twitch, Mixer được Microsoft sử dụng phục vụ việc stream game, và dù chưa phổ biến như YouTube hay Twitch, bạn có thể dễ dàng tìm thấy đủ mọi tầng lớp streamer từ tân thủ muốn “thử lửa” đến game thủ chuyên nghiệp và dân tạo nội dung (content creator) chuyên nghiệp. Nó cũng có tùy chọn đăng ký kênh (với giá hơi cao hơn Twitch một chút, 7.99 USD so với 4,99 USD) và một công cụ “boa” cho streamer gọi là Ember giống với Bits của Twitch.

Ngoài ra, Mixer còn có một loại tiền tệ gọi là Sparks mà người xem sẽ nhận được khi xem các kênh stream. Bạn có thể chuyển Sparks cho streamer mình thích, và khi đạt đến một lượng Sparks nhất định, streamer có thể đổi nó thành tiền. Điểm khác biệt chính của Mixer là nó không có công cụ hỗ trợ hiển thị quảng cáo từ hãng thứ ba, nhưng streamer vẫn có thể nhận doanh thu quảng cáo bằng nhiều cách khác. Nếu muốn kiếm tiền từ việc stream trên Mixer, bạn sẽ phải chuẩn bị trước một thời gian bởi tài khoản Mixer chỉ có thể trở thành đối tác sau khi đã được tạo ít nhất 2 tháng. Sau đó, bạn cần ít nhất 2.000 người theo dõi và stream ít nhất 12 ngày mỗi tháng, tổng cộng không ít hơn 25 giờ để bắt đầu được nhận tiền – cũng tương tự Twitch.

Tất cả những gì bạn cần biết về Mixer, nền tảng stream mới của Ninja

Những chỉ số mà Mixer yêu cầu để có thể kiếm tiền từ nền tảng này.

Dù Twitch và Mixer có khá nhiều điểm tương đồng, có hai yếu tố có thể hữu ích hơn cho streamer trên nền tảng này, đặc biệt là cho những người như Ninja.

Đầu tiên, đó là sự cạnh tranh. Mixer sở hữu khoảng 69.000 streamer so với hơn 1,7 triệu trên Twitch, theo số liệu từ Streamlabs (công ty làm ra phần mềm stream OBS). Điều này giúp những streamer lớn như Ninja dễ dàng thu hút người xem hơn, đặc biệt là trong bối cảnh kênh Twitch của streamer này đang dần sụt giảm lượng người theo dõi. Yếu tố thứ hai là sự tăng trưởng mạnh mẽ của Mixer: trong khi Twitch vẫn đang giữ vững ngôi đầu, Mixer của Microsoft đã có những bước tiến dài khi lượng người xem cùng lúc đã tăng đến 195% trong năm 2018.

336x280
Tất cả những gì bạn cần biết về Mixer, nền tảng stream mới của Ninja

So sánh lượng streamer giữa các nền tảng phổ biến nhất.

Những yếu tố trên (cộng với khoản tiền khủng cho hợp đồng độc quyền) khiến Mixer trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho Ninja. Hiện tại, sự cạnh tranh trên Twitch là quá khốc liệt với vô số game thủ nổi tiếng lẫn các cô cậu tuổi teen nhảy vào các tựa game hàng đầu như Fortnite hay LMHT nhằm tìm kiếm danh tiếng và tiền bạc. Các siêu sao của Twitch phải không ngừng stream để giữ chân người xem, và điều này tạo ra gánh nặng không nhỏ lên cả tinh thần lẫn sức khỏe của họ. Hồi cuối năm 2018, Ninja từng tiết lộ rằng khi ngừng stream 6 ngày để đi hưởng tuần trăng mật cùng vợ, anh đã chứng kiến sự “hủy diệt” lượng người xem của mình, và rằng mỗi giờ không stream sẽ khiến mình mất từ 200-300 người theo dõi.

Điều hấp dẫn gì ở Area 51 đang chờ các game thủ chúng ta?
Nhân dịp meme "tấn công Area 51" đang nổi như cồn trên internet, Mọt tui cũng muốn ăn theo bằng một bài viết nhảm nhí, đọc xong cười xòa cho vui!

Ninja cho biết khi còn ở Twitch, lịch stream của anh là từ 9h30 sáng đến 4h chiều, vài giờ nghỉ ngơi trước khi tiếp tục stream từ 7h tối đến 2-3h sáng. Game thủ này stream tối thiểu 12 giờ mỗi ngày, và chỉ ngủ khoảng 6-7 tiếng. Khi Ninja chuyển sang Mixer, một trong những người bạn thân của anh là TimTheTatman đã nói rằng Ninja nay đã có thể nghỉ ngơi mà không phải lo lắng về chuyện mất người xem hay doanh thu sụt giảm.

Tất cả những gì bạn cần biết về Mixer, nền tảng stream mới của Ninja

Mixer có tên cũ là Beam.

Các streamer “hạng gà” cũng có thể xem xét việc chuyển sang Mixer mà không phải lo lắng việc mất quá nhiều lượt theo dõi, trong khi những streamer lớn như Ninja đủ hấp dẫn để thuyết phục fan chuyển nền tảng theo mình. Dĩ nhiên Twitch vẫn cực kỳ hấp dẫn – sau một thời gian dài phát triển, Twitch không chỉ là nơi bạn đến để xem người khác chơi game, mà còn là một cộng đồng lớn cho game thủ bàn tán về những trò chơi mình yêu thích. Bên cạnh đó, Mixer vẫn chưa hỗ trợ PlayStation và Switch, nên Microsoft vẫn cần phải tiếp tục mở rộng dịch vụ của mình nếu muốn tận dụng cú hích mà Ninja mang lại cho Mixer.

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo