This War of Mine được đưa vào chương trình giáo dục ở Ba Lan - Cộng Đồng

Không đơn thuần chỉ là thứ để giải trí, game sinh tồn This War of Mine còn được bộ giáo dục Ba Lan đưa hẳn vào chương trình giảng dạy môn lịch sử.

Từ trước đến nay game luôn nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm từ phụ huynh và xã hội, thậm chí trò chơi điện tử còn được cho là “tệ nạn” đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến viêc học hành sa sút của con trẻ. Tuy nhiên trái ngược với những gì xã hội nghĩ, mới đây tựa game sinh tồn This War of Mine đã chính thức được bộ giáo dục Ba Lan công nhận và đưa vào hệ thống giáo dục của đất nước này.

This War of Mine là tựa game như thế nào?

This War of Mine là tựa game sinh tồn đa nền tảng được phát triển bởi 11 Bit Studios của Ba Lan, game chính thức phát hành vào ngày 14-11-2014 và nhanh chóng thu hút cộng đồng bởi lối chơi sinh tồn hấp dẫn. Với nội dung xoay quanh chiến dịch bao vây Sarajero từ năm 1992-1996 trong cuộc chiến Bosnia và Hercegorvina, game đem tới một góc nhìn mới về nhân sinh và cuộc sống cơ cực trong chiến tranh.

Game sinh tồn This War of Mine được đưa vào giảng dạy ở Ba LanGame sinh tồn This War of Mine được đưa vào giảng dạy ở Ba Lan

Trong This War of Mine, game thủ sẽ trở thành người chỉ huy với mục tiêu giúp đỡ những người sống sót bị kẹt trong hầm trú ẩn làm cách nào để tồn tại lâu nhất có thể. Tuy nhiên tồn tại giữa mưa bom bão đạn không hề đơn giản, nhất là khi bạn phải đảm bảo lương thực, sức khỏe cho từng thành viên cũng như giúp họ tránh xa những tay súng bắn tỉa và bảo vệ nhà của mình trước những kẻ trộm đói khát sẵn sàng làm liều.

Phân tích trailer Ghostwire Tokyo – Khi thần thoại bước vào đời thựcPhân tích trailer Ghostwire Tokyo – Khi thần thoại bước vào đời thực
Phân tích trailer game Ghostwire: Tokyo – Khi thần thoại bước vào đời thực
Dù chỉ là một trailer khá ngắn nhưng Ghostwire: Tokyo cũng đã đem đến khá nhiều thông tin thú vị về cốt truyện và lối chơi đến cộng đồng.

Vì sao được đưa vào chương trình giáo dục ở Ba Lan?

Theo New York Times, Washing Post, The Guardian và hàng loạt kênh truyền thông uy tín khác, với thành công của This War of Mine, 11 Bit Studios hoàn toàn có thể tự hào khi trở thành đầu tàu tiên phong mở ra hướng đi mới cho những nhà phát triển game. Đầu tiên trò chơi được các nhà sư phạm Ba Lan khuyến khích học sinh nước này trải nghiệm. Thừa thắng xông lên, sau 1 năm làm việc không mệt mỏi giữa 11 Bit Studios và giới lãnh đạo cuối cùng This War of Mine cũng đã có được vị trí chính thức trong hệ thống giáo dục tại đất nước thuộc vùng Trung Âu.

Game sinh tồn This War of Mine được đưa vào giảng dạy ở Ba LanGame sinh tồn This War of Mine được đưa vào giảng dạy ở Ba Lan

Bản thân ông Mateusz Morawiecki, thủ tướng đương nhiệm Ba Lan đánh giá rất cao This War of Mine: “Game là một sản phẩm văn hóa thời hiện đại thu hút giới trẻ. Và This War of Mine sử dụng ngôn ngữ tương tác đặc biệt qua đó miêu tả những xúc cảm về nhân sinh, thiện ác, chính trị, sự thật… đều được lột tả chi tiết bằng sự kết nối giữa con người với nhau. Về cơ bản tựa game này cũng tương tự như một tác phẩm văn học và chúng ta đã từng thấy games được dùng để minh họa cho việc dạy toán học, hóa học và phát triển con người nhưng thật sự thì tôi chưa từng nghĩ đến một ngày lại có một tựa game như This War of Mine được đưa vào giáo trình đọc chính thức của bộ giáo dục”. Ngoài ra ngài thủ tướng cũng tự hào và dành nhiều lời có cánh cho những nhà phát triển game của 11 Bit Studios, thậm chí còn so sánh họ với những nghệ sỹ khi tạo ra một khoảnh khắc đột phá mới cho ngành giáo dục.

Cảm hứng to lớn cho sự nghiệp “trồng người”

Bể học là vô biên và thay vì tập trung vào phương pháp giáo dục cổ điển, kết hợp sự học với game không chỉ đem đến nguồn cảm hứng mới cho sĩ tử  mà còn đem lại nhiều kiến thức cùng trải nghiệm thú vị hơn. Dễ thấy nhất là trong môn lịch sử, thay vì học thuộc lòng những con số lẫn sự kiện khô khan trong thế chiến thứ 2 thì những game bắn súng như Call of Duty, Battlefield, Brother In Arm… đã đem tới cái nhìn cận cảnh hơn về sự khốc liệt của chiến tranh. Thậm chí từ chiến dịch đổ bộ D-Day ở Normandy đến những trận đánh bên kia Thái Bình Dương ở New Guinea hoặc Iwo Jima… tất cả kiến thức về con người, môi trường, vị trí địa lý, chiến thuật… đều có thể được truyền tải chi tiết thông qua một trò chơi điện tử, miễn là nó đảm bảo tính chân thực trong nội dung.

Nhận thấy khả năng tiếp cận và truyền tải kiến thức dễ dàng của game, các nước phương Tây đã mạnh dạn đi tiên phong lồng ghép những yếu tố thú vị của game vào bài thi để dễ dàng truyền tải kiến thức đến cho học sinh, sinh viên. Đơn cử như trường hợp một trường đại học ở Tây Ban Nha đưa ra bài thi Vật Lý vào năm 2018, nhưng thú vị ở chỗ thay vì để sinh viên phải tính toán tốc độ, đường đi của cơn sóng một cách khô khan thì giáo viên ra đề lại đưa Nami, một vị tướng trong LMHT vào bài kiểm tra. Và kết quả là bài kiểm tra với những công thức bình thường bất ngờ lại dễ hơn (theo cách nhìn của game thủ) và giúp game thủ có thêm hứng thú học tập.

Học mà chơi, chơi mà học - Game chính là giải pháp giáo dục tốt nhấtHọc mà chơi, chơi mà học - Game chính là giải pháp giáo dục tốt nhất

Trong trò chơi khá phổ biến trên máy tính League of Legends (LMHT), vị tướng nhân ngư Nami có chiêu cuối là tạo ra một trận Đại Hồng Thủy. Nàng nhân ngư tạo được cơn sóng nhờ xoay mạnh quyền trượng có độ dài L , tạo ra một sự nhiễu loạn đối với vùng nước xung quanh cô. Gọi tốc độ lan truyền của sóng là V và áp lực của sóng sau khi va chạm là P, cả hai đều phụ thuộc vào trọng lực G, độ sâu của nước bên dưới sóng là H. Hãy tính mật độ của nước và sức căng bề mặt của nước – không khí.

Câu hỏi thêm: Liệu Usain Bolt có thể thoát ra khỏi trận Đại Hồng Thủy của Nami bằng vận tốc của mình hay không?

Lời kết

Về cơ bản con đường dẫn đến thành công của sinh viên và game thủ đều có xuất phát điểm chung là “đam mê” tuy nhiên đáng buồn thay game lại luôn bị hiểu lầm là “tệ nạn” thậm chí còn là nguyên nhân gây ra nhiều bi kịch trong gia đình. Nhưng với việc có được vị trí chính thức trong hệ thống giáo dục Ba Lan, game thủ đang chứng minh những định kiến cũ đã trở nên lỗi thời và biết đâu trong tương lai ngoài những môn tự nhiên như toán, lý, hóa,… học sinh sẽ có một môn thi năng khiếu dành riêng về game thì sao?