Ring-1 bán Hack Tool dưới dạng dịch vụ đăng ký: với 25€ một tuần, người dùng có thể sở hữu một gói hackRainbow Six Siege bao gồm aimbot (tự động nhắm bắn), công cụ ESP hiển thị thanh máu và khoảng cách của những người chơi khác, các tùy chọn để thay đổi độ tỏa của mảnh đạn và độ giật của vũ khí, một ID để tránh bị khóa tài khoản và một "con dao dài" để đâm những người chơi ở phía bên kia bản đồ.
30€ một tuần là mức giá dành cho gói hack Destiny 2 bao gồm một targetbot PvP, lượng đạn bắn không giới hạn, công cụ ESP và một ID. Những tựa game như Rust, Apex, Legends, Call of Duty, Escape from Tarkov, Hunt Showdown, Dead by Daylight, PUBG, v.v cũng có các gói hack tương tự. Vào ngày 23 tháng 7, Bungie và Ubisoft đã đệ đơn kiện Ring-1 ở bang California, nêu tên một số cá nhân đứng sau Ring-1 với các tên người dùng như Krypto, Overpowered và Berserker. Theo đơn kiện, các sản phẩm của Ring-1 "hạn chế và phá hủy không chỉ trải nghiệm trò chơi mà còn cả hoạt động kinh doanh tổng thể của Bungie và Ubisoft cũng như danh tiếng của hai công ty trong cộng đồng người chơi."
Đơn kiện cũng cáo buộc Ring-1 vi phạm nhãn hiệu. "Trang mua phần mềm hack Destiny 2 và R6S bao gồm các hình ảnh từ phiên bản chính thức, cùng với các liên kết để chia sẻ việc mua bán phần mềm trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn." Đơn kiện không đưa ra con số cụ thể cho những thiệt hại gây ra bởi Ring-1: "Hành vi của bị cáo đã dẫn đến thiệt hại cho nguyên đơn với số tiền phải được chứng minh tại phiên tòa. Theo ước tính của Nguyên đơn, thiệt hại đó có thể lên tới hàng triệu đô la." Đây không phải là lần đầu tiên hai công ty trò chơi điện tử hợp tác để đưa những kẻ bán phần mềm gian lận ra tòa. Đầu năm nay, Bungie đã hợp tác với Riot nhằm chống lại GatorCheats. Gian lận là vấn đề nghiêm trọng đối với các game multiplayer trực tuyến và dần trở nên đáng chú ý hơn khi tính năng đa nền tảng khiến người chơi hệ máy console phải đối mặt với các hacker như trên PC.