Vụ việc bắt đầu từ năm 2014, khi những người tiêu dùng Úc phàn nàn rằng họ không thể hoàn lại tiền cho các trò chơi mua qua Steam, một điều được công nhận theo Luật tiêu dùng Úc.
Trong đó ghi rõ rằng “tất cả các hàng hoá tiêu dùng hay dịch vụ đều tự động đi kèm với việc đảm bảo quyền lợi khách hàng, rằng chúng sở hữu chất lượng chấp nhận được và phù hợp với mục đích mà chúng được bán ra. Nếu không, người tiêu dùng có quyền được bồi hoàn thỏa đáng. Có thể bằng việc trả lại tiền, sửa chữa hoặc thay thế trong một số trường hợp nhất định. Những quyền lợi dành cho người tiêu dùng này không thể bị loại trừ, hạn chế hoặc sửa đổi.”
Valve hiện đã cung cấp thêm tính năng hoàn phí thông qua các client Steam. Nhưng hồi năm 2014, khi vụ kiện cáo được đệ trình, thì không. Ngoài ra, dù công ty có trụ sở tại Mỹ, nhưng việc họ bán sản phẩm của mình ở Úc vẫn khiến họ bị ràng buộc bởi luật pháp Úc cho những sản phẩm đó.
Vì vậy, phiên bản cũ của thỏa thuận cấp phép trên toàn thế giới (worldwide license agreement) mà Steam dành cho người tiêu dùng Úc, nói rằng họ không có quyền hoàn lại tiền sau khi mua hàng, đã bị các tòa án Úc coi là “gây hiểu nhầm”/”lừa dối” (misleading).
Theo như trang itwire báo cáo, Valve đã đệ đơn kháng cáo “chống lại một phán quyết cho rằng công ty có hành vi gây nhầm lẫn hoặc lừa đảo, và đưa ra những tuyên bố sai lạc hoặc gây hiểu nhầm về quyền lợi của người tiêu dùng”, cũng như mức phạt 3 triệu đô la Úc (5,25 tỷ tiền Việt). Nhưng cả hai bản kháng cáo đều bị bác bỏ.
Theo PCGamesN