Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngành Esports đã có những bước tiến rõ rệt cả về lượng cũng như về chất. Song song với đó, các giải đấu cũng đứng trước thách thức không nhỏ khi các tuyển thủ đang ngày một khắt khe hơn trong việc lựa chọn đấu trường phù hợp cho bản thân mình. Vì vậy, việc tổ chức một sân chơi chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các tuyển thủ đang là một “bài toán khó” cho các đơn vị tổ chức cũng như các nhà sản xuất game. Thách thức trước nhu cầu khắt khe của tuyển thủ Ghi dấu ấn đặc biệt khi trở thành một bộ môn được đưa vào thi đấu chính thức tại SEA Games 2021, Esports đã chứng minh được độ phủ sóng của mình trên toàn cầu. Không chỉ giới hạn trong giới tuyển thủ, các giải Esports còn lan tỏa đến nhiều người hâm mộ thông qua mạng xã hội, website của các hãng sản xuất game cho tới biển bảng quảng cáo tại các hệ thống gaming. Các giải đấu còn tiếp tục mở rộng về cấp bậc, phù hợp với nhiều đối tượng từ người không chuyên cho đến Top-Gamers trên toàn thế giới. Đây đều là những cơ hội để các tuyển thủ cọ sát, vượt lên trên sự khác biệt về đất nước, văn hóa và thực lực của các đội.
Tuy nhiên, chính vì sự phát triển này, các tuyển thủ ngày càng trở nên kỹ càng hơn trong việc lựa chọn giải đấu phù hợp để tiết kiệm thời gian và tận dụng tối đa cơ hội học hỏi và thể hiện bản thân. Thông thường, sự đầu tư cho giải đấu và chất lượng giải đấu là các yếu tố tối quan trọng, được các tuyển thủ mang lên “bàn cân” để đưa ra quyết định cho mình. Sự đầu tư cho giải đấu bao gồm các điều kiện liên quan thời gian và thể trạng. Tuổi nghề bộ môn Esports thường không cao (các vận động viên thường giải nghệ trước 25 tuổi), bởi thi đấu trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể lực của họ. Do đó, việc tối ưu thời gian thi đấu thường được đặt lên hàng đầu. Một yếu tố mang tính quyết định khác là nằm ở chất lượng của mỗi giải đấu và sự tương quan phù hợp giữa các đội. Tham gia một giải đấu không phù hợp với nhu cầu và năng lực có thể dẫn đến lãng phí tài năng và thời gian. Đó là chưa kể đến các yếu tố gây ảnh hưởng đến tinh thần của tuyển thủ, cản trở họ trong việc sẵn sàng tham gia một giải đấu khác. Do vậy, một giải đấu chuyên nghiệp, được tổ chức quy củ sẽ hạn chế các vấn đề phát sinh và tạo điều kiện cho các tuyển thủ tập trung toàn tâm toàn lực cho việc thi đấu. Đấu Trường Máy Tính 2022 - Đặt trải nghiệm của người chơi lên hàng đầu Nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của các tuyển thủ, Đấu Trường Máy tính 2022 được tổ chức với tinh thần đúng chất “gaming”, đảm bảo chất lượng và đáp ứng đủ các yếu tố của một giải đấu uy tín dành cho các tuyển thủ không chuyên. Concept mới lạ Điểm đột phá mới lạ của giải đấu năm nay mà các tuyển thủ, đặc biệt là các đội thi đấu không chuyên, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua. Với mong muốn khuyến khích sự phát triển của các tuyển thủ không chuyên (bên cạnh việc tạo sân chơi cọ sát và thể hiện khả năng cho các team chuyên nghiệp), Đấu Trường Máy Tính 2022 đã tạo nên một thể thức mới cho vòng chung kết Phase 2. Tại đây, các đội lọt vào sẽ được lựa chọn coach (huấn luyện viên) và tham gia training (huấn luyện) trong vòng 1 tuần để có sự chuẩn bị và tập luyện bài bản nhất trước các trận đấu. Đây sẽ là cơ hội học hỏi vô cùng lý tưởng cho các đội, đặc biệt là các tuyển thủ mới bắt đầu thi đấu.
Đơn vị Tổ chức chuyên nghiệp Đấu Trường Máy Tính 2022 diễn ra dưới sự dẫn dắt của Intel và được đồng hành bởi các đại lý trong nước (Phong Vũ, Tin Học Ngôi Sao, Hải Anh Thái Bình, Cường Anh) cùng các nhãn hàng quốc tế (AOC, ASRock, ASUS, EDRA, GIGABYTE, HP, Kingston, ViewSonic , Western Digital). Do đó, chất lượng giải đấu (thiết bị đạt tiêu chuẩn, môi trường thi đấu lý tưởng) và chất lượng trải nghiệm của các tuyển thủ cũng như người hâm mộ đều được đảm bảo ở mức cao nhất. Với chính sách miễn phí vé cho fan hâm mộ và livestream trên các kênh phát sóng chính thức của Đấu Trường Máy Tính và Valorant, giải đấu năm nay hứa hẹn sẽ đem đến người hâm mộ trải nghiệm theo dõi trên cả mong đợi.
Quy mô toàn quốc Với quy mô toàn quốc, giải đấu sẽ được chia ra thành ba khu vực chính Bắc - Trung - Nam và sẽ diễn ra trên 27 cyber gaming hàng đầu mỗi khu vực. Ở Hà Nội, giải đấu sẽ được tổ chức tại Vikings, GameHome, Gaming X, Amazing Cyber Arena, Spartacus Gaming Center và Loka Esports Complex. Trong khi đó, các tuyển thủ ở TP. Hồ Chí Minh sẽ được tụ họp tại các địa chỉ quen thuộc như Star Gaming, PAT GameCenter, Black Kingdom, NET 269, X-stadium, Win D, Cao Tốc - Long Khánh. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các game thủ từ mọi miền có cơ hội tiếp cận giải đấu dễ dàng hơn, Đấu Trường Máy Tính còn diễn ra ở các thành phố khác như Quảng Ninh (HD Gaming), Hải Phòng (Baovip Gaming), Nghệ An (Virus Đốc Thiết), Huế (Venus Esport Stadium), Đà Nẵng (KOW) và Cần Thơ (Nguyễn Vũ Gaming). Giải thưởng hấp dẫn Cơ cấu giải thưởng chắc chắn là một yếu tố quan trọng khác đối với tất cả các giải đấu Esports. Với cơ cấu giải thưởng lên tới 200 triệu và nhiều quà tặng khác, Đấu Trường Máy Tính 2022 chắc chắn sẽ không làm các tuyển thủ thất vọng. Với sự chuẩn bị kỹ càng, Đấu Trường Máy Tính 2022 hứa hẹn sẽ trở thành một trong những giải đấu kịch tính và mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng gaming Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội không nên bỏ lỡ để các tuyển thủ rèn luyện kỹ năng, xây dựng kinh nghiệm thi đấu và đóng góp vào tên tuổi của chính mình. Cùng với sự đồng hành của Intel - đơn vị tổ chức chuyên nghiệp và các nhà tài trợ lớn khác, hy vọng rằng các tuyển thủ sẽ có một mùa thi đấu hết mình, mang về những thành công cho bản thân nói riêng và cộng đồng Esports nói chung. Vòng loại thi đấu tại các cyber trên toàn quốc vẫn tiếp tục diễn ra đến hết 2/10/2022 để tìm ra 27 đội bước vào Vòng Chung Kết Phase 1 (dự kiến tổ chức ngày 8/10/2022 - 9/10/2022). Chi tiết về lịch thi đấu và hình thức tổ chức, người chơi có thể theo dõi trên fanpage Đấu Trường Máy Tính tại link: https://www.facebook.com/dautruongmaytinh