Game Việt ứng dụng công nghệ Mixed Reality của Microsoft, lọt top những dự án xuất sắc nhất tại Metathon 2022

Kết hợp yếu tố MOBA, RPG và công nghệ Blockchain, Fight of the Ages (FOTA) đang thu hút được sự chú ý toàn cầu.

Mạnh dạn bước vào cuộc thi Metathon do Metaverse Alliance tổ chức, dự án GameFi FOTA - Fight of the Ages do người Việt chỉ đạo đã đạt được những thành công bước đầu. Sở hữu đội ngũ từng công tác tại những tập đoàn lớn như Microsoft và Riot Games, cạnh tranh với hơn 100 “kỳ lân” tới từ nhiều quốc gia tranh, FOTA đã lọt top những dự án tiềm năng nhất tham gia Metathon 2022.

Khác với nhiều dự án GameFi khác sở hữu lối chơi đơn giản của game thẻ bài đánh theo lượt, FOTA lồng ghép cả yếu tố game MOBA và game nhập vai truyền thống.

 Game Việt ứng dụng công nghệ Mixed Reality của Microsoft, lọt top những dự án xuất sắc nhất tại Metathon 2022 - Ảnh 1.

Game thủ có thể chọn số lượng “tướng” đa dạng tới từ ba bối cảnh khác nhau, tham gia giao tranh để có cơ hội nhận được những vật phẩm dưới dạng NFT.

Bạn có thể biến vị tướng mình sở hữu thành một anh hùng cứu thế, kẻ ác khao khát quyền lực tuyệt đối, hay trở thành … những người sưu tập đồ hiếm, thu nhặt những NFT có giá trị. Các game thủ tham gia đều có quyền được thuê/cho thuê, trao đổi, bán qua lại các NFT hiện hữu trong game.

Một điều đáng nói nữa, FOTA là game đa nền tảng, cho phép game thủ chơi trên trình duyệt, iOS, Android, Windows và Mac có thể tranh tài. Nhà phát triển FOTA hứa hẹn cơ chế cho phép game thủ tương tác với đồng đội trong thời gian thực.

Để làm được điều đó, FOTA kết hợp công nghệ Mixed Reality (MR, tạm dịch là thực tế hòa quyện) của Microsoft.

Công nghệ MR là gì?

Tên gọi đầy đủ của công nghệ MR là Windows Mixed Reality, đây là chức năng đi kèm Windows 10 cung cấp trải nghiệm cả thực tế tăng cường (AR - augmented reality) và thực tế ảo (VR - virtual reality) cho thiết bị đeo đầu của bạn. Nó là sự kết hợp giữa AR và VR, do đó Microsoft gọi công nghệ mới là sự “hòa quyện” của hai thực tại.

Về cơ bản, ba “thực tại ảo” này có thể được mô tả một cách đơn giản như sau:

Thực tế ảo (VR) mang tới một thế giới nhân tạo cho phép bạn tương tác với vật thể ảo.

Thực tế tăng cường (AR) đưa vật thể ảo vào thế giới thực, có thể hiểu đây là lớp “filter” cho thế giới thực. Những vật thể ảo bao gồm từ màn hình máy tính ảo, bản thể (ảo) của người khác cho tới những vật thể đa chiều phức tạp.

Thực tế hòa quyện (MR) sẽ đưa vật thể thực vào thế giới ảo, hoặc vật thể ảo tới thế giới thực, hoặc chỉ bao gồm vật thể ảo trong thế giới ảo. Là điểm giao thoa của thực tế ảo và thực tế tăng cường, MR trở thành không gian chứa những điểm cộng lớn nhất của hai “thực tế”.

Thực tế hòa quyện (MR) kết hợp thế giới thực và ảo.

Game FOTA và thực tế hòa quyện

Các nhà phát triển game FOTA ứng dụng công nghệ Microsoft Mesh - là nền tảng đầu tiên trên thế giới hỗ trợ toàn phần công nghệ thực tế hòa quyện mới. Trên Mesh, một phòng họp gồm nhiều bản thể (avatar) có thể tương tác với nhau, trao cho nhau vật phẩm ảo để giám định và tùy biến theo ý thích.

Có thể gọi Microsoft Mesh là bước tiến hóa tiếp theo của họp trực tuyến, cũng giống những gì Meta (tiền thân là Facebook) đang quảng cáo. Tuy nhiên, Mesh không đơn thuần là một ứng dụng gặp mặt ảo.

 Game Việt ứng dụng công nghệ Mixed Reality của Microsoft, lọt top những dự án xuất sắc nhất tại Metathon 2022 - Ảnh 3.

Thực tế hòa quyện (MR) sẽ là điểm giao thoa giữa thế giới thực có thực tế tăng cường (AR) và thế giới ảo có thực tế ảo (VR).

Microsoft Mesh là một nền tảng lớn xây trên dịch vụ điện toán đám mây Azure. Microsoft cố gắng tạo ra một môi trường ảo đầy đủ công cụ cho mọi ngành nghề, đồng thời mong muốn các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thiết kế có thể sử dụng Mesh như một môi trường 3D cho phép họ làm việc, cũng tinh chỉnh và chia sẻ những mô hình 3D của mình.

Có vẻ đó cũng là tương lai của các vật phẩm 3D trong game FOTA. Trong một môi trường ảo, người chơi có thể trực tiếp trao vật phẩm cho nhau trong thời gian thực mà không sợ người chơi kia cầm đồ chạy mất. Các vật phẩm đều được bảo vệ bằng công nghệ NFT, chủ sở hữu nắm giữ NFT mới là người duy nhất chứng minh quyền sở hữu vật phẩm.

Hiện tại, ứng dụng Mesh đã có mặt trên kính HoloLens 2 của Microsoft, một số thiết bị VR đại trà như HTC Vive, bên cạnh cả PC và mobile. Tuy nhiên, để có trọn vẹn trải nghiệm thực tế hòa quyện MR, bạn vẫn cần một bộ kính VR để tương tác với người chơi khác.

Mô phỏng gameplay của game FOTA với thực tế hòa quyện (MR).

Dù vậy, dự án FOTA vẫn chứa đựng nhiều tiềm năng. Việc kết hợp yếu tố chiến thuật, hành động của MOBA với các công nghệ blockchain linh hoạt sẽ là điểm thu hút game thủ toàn cầu. Không cần tới một bộ kính thực tế ảo/thực tế tăng cường, bạn vẫn có thể trải nghiệm thế giới ảo FOTA mang lại.

Và đến khi đủ điều kiện kinh tế để sắm cho mình một bộ thiết bị AR/VR, bạn tận tay “sờ” vào các sinh vật mình nuôi nấng trong FOTA cũng chưa muộn.

Bạn có thể xem white paper của dự án FOTA ở đường link sau.

GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.