Cổ nhân có câu, " kẻ gian lận không bao giờ trường thịnh". Tuy nhiên trên đời luôn tồn tại những kẻ muốn có được lợi thế bằng cách gian lận. Chúng tôi không nói đến việc người chơi dùng mã để chơi offline, những trường hợp gian lận khi tham gia thi đấu online với nhiều người khác mới đáng bị lên án.
Mặc dù chúng ta thường cảm thấy khó chịu khi gặp những trường hợp gian lận khi chơi, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp khá vui nhộn. Một số ví dụ sau đây về những game thủ đã gian lận trong một số trò chơi, những trường hợp này có những cách gian lận khác nhau, rất đa dạng, nhưng tất cả đều đã phải nhận hậu quả vì hành vi sai phạm của mình.
Meme nổi tiếng - Clara
Một streamer Twitch với tên gọi MissQGemini đã vô tình tạo ra một meme mới sau khi để lộ ra hành vi gian lận của mình. Không hiểu vô tình hay cố ý mà nữ streamer này đã để lộ ra bản hack trên màn hình stream của mình. Khi MissQGemini chơi Counter-Strike: Global Offensive, cô đã để lộ ra việc mình đang dùng bản hack vị trí của những người cùng chơi, cùng với việc cô cũng đã cài đặt aimbot.
Điều thú vị là phản ứng của cô nàng khi nhận ra việc gian lận của mình đã bị khán giả nhìn thấy. Cô đã cố gắng chơi theo cách vui nhộn nhất có thể, bằng cách đổ lỗi cho một người không có mặt ở đó. Cô bắt đầu hỏi liệu có ai trong số những người xem hoặc đồng đội của cô đã từng gặp phải sự cố "trục trặc kỳ lạ" đó không. Sau đó, cô bắt đầu gọi cho bạn mình "Clara", hỏi xem cô có đặt thứ gì vào máy tính không.
Sau sự việc này, nữ streamer nói sẽ gỡ cài đặt CS: GO và đăng xuất. Kênh Twitch của cô sau đó đã phải nhận lệnh cấm, nhưng trò đổ lỗi cho "CLARA" của cô nàng đã trở thành một meme để mọi người chế nhạo.
Giải tán một đội chơi vì có thành viên gian lận
Vào năm 2018, một người chơi Counter-Strike: Global Offensive chuyên nghiệp đã khiến cả đội bị vạ lây khi sử dụng phần mềm gian lận trong một giải đấu. Game thủ có tên Kumawat bị bắt gặp khi đang sử dụng phần mềm gian lận trong một giải đấu, sau đó một trong những quản trị viên của giải đấu đã tạm dừng trò chơi và đến để điều tra. Trong đoạn clip về vụ việc, Kumawat được nhìn thấy đang cố gắng gạt tay quản trị viên ra khỏi con chuột khi anh ta dường như đang cố gắng xóa phần mềm vi phạm. Đội của Kumawat đã bị loại và sau đó đã tan rã do sự cố đáng xấu hổ này.
Sau những bằng chứng được tìm thấy, Kumawat đã phải chịu lệnh cấm thi đấu lên đến 5 năm. Nhưng sau khi đã bị tuyên phạt game thủ này vẫn nói rằng anh ta không hề xóa phầm mềm gian lận trên máy của mình, nó mất đi là bởi bị dính virus.
Tuy nhiên sau khi lãnh án phạt, Kumawat cũng tỏ ra tiêc nuối, anh cho rằng có lẽ mình không nên chơi CS: GO ngay từ đầu, khi nói rằng "Không có gì tốt xảy ra với tôi kể từ ngày tôi bắt đầu chơi game."
Game thủ Overwatch nổi điên do bị cấm vì ăn gian
Blizzard luôn nổi tiếng về việc đưa ra những án phạt rất quyết đoán với những người chơi gian lận. Bằng chứng là việc có hàng tá tài khoản gian lận dù lớn hay nhỏ, đều đã từng chịu án phạt của Blizzard. Vào năm 2016, sau khi bản cập nhật Overwatch được ra mắt, nhiều người chơi gian lận đã nhận phải những lệnh cấm từ hãng game dù họ tin rằng các chương trình gian lận mà họ dùng là rất kín kẽ, hoặc đó chỉ là những chiêu trò vặt vãnh, không quá to tát.
Điều này dẫn đến khá nhiều phản ứng dữ dội từ những kẻ gian lận, những người cho rằng Blizzard đã phản ứng thái quá. Một số người cho rằng họ không đáng nhận lệnh cấm chỉ vì họ chỉ sử dụng cheat có một hoặc hai lần, thậm chí có một game thủ đã tức giận đến mức đe dọa sẽ kiện Blizzard.
Để đối phó với phản ứng dữ dội của những người này, Blizzard đã đưa ra một tuyên bố nhằm làm rõ các lệnh cấm này là một phần của quá trình, đảm bảo các biện pháp chống hack của họ trong bản cập nhật. Blizzard giải thích thêm, "'Chơi đẹp; chơi sòng phẳng' là một trong những giá trị cốt lõi của chúng tôi."
Mất kỷ lúc Guiness vì không ai phá vỡ được kỷ lục của mình
Đây là một trường hợp khá rắc rối, bởi nó có liên quan đến một kỷ lục thế giới đã được giữ trong một thời gian dài. Năm 1982, một người đàn ông tên là Todd Rogers đã hoàn thành trò chơi Dragari Atari 2600 trong một khoảng thời gian đáng kinh ngạc là 5,51 giây. Thời gian chơi này đã được xác minh bởi Activision, nhà xuất bản của Dragster, và vào năm 2001, Rogers đã được Guinness World Records ghi danh với kỷ lục này của mình.
Rắc rối cho Rogers bắt đầu khi một game thủ cũng rất tốc độ khác là Eric Koziel đã không thể xô đổ kỷ lúc của ông, dù rằng Eric đã xử dụng những công cụ hỗ trợ, hay được coi như là đã chơi gian lận. Eric sau đó đã tuyên bố rằng Rogers chắc chắn đã gian lận, bởi không thể nào lập được kỷ lục như ông đã làm vào năm 1982. Sau đó, Twin Galaxies, một nhóm duy trì cơ sở dữ liệu về các bản ghi trò chơi video của thế giới, đã nghiên cứu các video của Koziel và cũng đưa ra kết luận rằng thời gian của Rogers là "không thể thực hiện được trong điều kiện chơi tiêu chuẩn và bình thường." Với bằng chứng mới này, họ đã xóa điểm của Rogers khỏi cơ sở dữ liệu của họ, sau đó liên lạc với Guinness về những phát hiện của họ.
Mặc dù nhà thiết kế của Dragster là David Crane tin rằng kỷ lục của Rogers được lập nên hồi năm 1982 là hoàn toàn minh bạch, nhưng Guinness đã chính thức xóa hồ sơ về kỷ lục của Rogers. Đây đúng là một trường hợp rắc rối, thực sự cũng không rõ là Roger có gian lận hay không nữa.