Những tựa game siêu hay nhưng đã bị "hủy hoại" hoàn toàn bởi phần mở đầu thảm họa

Càng đi sâu game càng hay, chỉ tiếc là phần mở đầu lại vô cùng tệ hại.

Ấn tương ban đầu là rất quan trọng, đặc biệt là với những thứ chúng ta phải bỏ tiền ra để được trải nghiệm. Các video game cũng vậy, khi giá thành trung bình của các sản phẩm game hiện nay đều rơi vào khoảng 60 USD, thì rõ ràng người chơi không hề muốn có bất cứ một phút giây nhàm chán nào được xuất hiện trong game cả. Nhưng vẫn có những trò chơi mắc phải những sai lầm, và đã phải trả giá không hề rẻ. Dưới đây là những video game có phần mở đầu gây ra quá nhiều thất vọng, gần như đã phá hỏng hoàn toàn cả một trò chơi.

Metal Gear Solid V: The Phantom Pain

Những tựa game siêu hay nhưng đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi phần mở đầu thảm họa - Ảnh 1.

Metal Gear Solid V: The Phantom Pain, đã khiến các game thủ cảm thấy hết sức khó chịu khi phần mở đầu có một loạt các sự kiện phức tạp sảy ra, với một đoạn cắt cảnh dài đến 20 phút. Sau một chuỗi các tùy biến nhân vật giả mạo, cố gắng ám sát và lấy khăn trải giường làm vũ khí, cuối cùng người chơi cũng kiểm soát được nhân vật chính Venom Snake. Nhiệm vụ đầu tiên của anh ấy là bò qua bệnh viện và lần tránh đám lính một cách vụng về. Một cảm giác thực sự khiến những người chơi Metal Gear Solid phải cảm thấy cực kỳ sốt ruột và nhàm chán.

Đoạn mở đầu không mấy hấp dẫn của Metal Gear Solid V: The Phantom Pain khiến cho trò chơi trở nên kém hấp dẫn hơn, mặc dù với những game thủ kiên nhẫn, những người sẽ hoàn thành toàn bộ tựa game này, thì đây chính xác là một trò chơi xuất sắc, đặc biệt là khi sự phức tạp trong câu chuyện nhiều tầng của trò chơi được làm sáng tỏ. Có lẽ nếu như không có một đoạn mở đầu đáng thất vọng thì đây sẽ là một video game thu hút rất nhiều người chơi hơn những gì nó đã làm được.

The Kingdom Hearts 2

Những tựa game siêu hay nhưng đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi phần mở đầu thảm họa - Ảnh 2.

Vào thởi điểm Kingdom Hearts chuẩn bị ra mắt, người hâm mộ JRPG ở khắp mọi nơi đã vô cùng yêu thích Sora, Riku và Kairi, và vô cùng háo hức đợi đến ngày trò chơi này được lên kệ. Nhưng khi phần tiếp theo đó cuối cùng đã đến với PlayStation 2 vào tháng 3 năm 2006, các game thủ thực sự đã có một chút bối rối. Thay vì chọn bắt đầu ở nơi trò chơi kết thúc của phần đầu tiên, giờ đây người chơi lại tập trung xung quanh một nhóm nhân vật mới, cùng khám phá vùng đất quê hương, điều tra các hiện tượng kỳ lạ và hoàn thành các nhiệm vụ buồn chán.

Rõ ràng, sự thay đổi dường như ngẫu nhiên này đối với một số người chơi gây ra sự hụt hẫng, cảm thấy mọi thứ xa lạ, và không giống như kỳ vọng. Sora Wannabe với mái tóc vàng này là ai, và anh ta có vai trò gì ở đây? Cái gọi là "Twilight Town" là gì? Tại sao mọi người chỉ ngồi suốt ngày ăn kem muối biển?

Hoạt động này như một hướng dẫn cho trò chơi chính, phần mở đầu của Kingdom Hearts 2, trong đó người chơi nắm quyền kiểm soát Roxas , và nó không có ý nghĩa gì cả. Cách dẫn dắt câu chuyện của Kingdom Hearts 2 là rất có vấn đề, và sẽ còn hai năm rưỡi nữa trước khi cốt truyện bí ẩn của Roxas được khám phá đầy đủ trong phần tiền truyện độc quyền của Nintendo DS cho Kingdom Hearts 2, Kingdom Hearts 358/2 Days . Nhưng nếu trò chơi vẫn áp dụng hình thức mở đầu như thế này, có lẽ sẽ không nhiều người mong đợi phần tiếp theo của loạt game này nữa.

The Elder Scrolls IV: Oblivion

Những tựa game siêu hay nhưng đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi phần mở đầu thảm họa - Ảnh 3.

The Elder Scrolls IV: Oblivion đã nhận được sự hoan nghênh sau quãng thời gian đầu ra mắt không được như ý vào năm 2006. Nổi tiếng với phạm vi rộng lớn, lối chơi mãnh liệt và đồ họa quyến rũ, phần thứ tư của Bethesda trong loạt game nhập vai giả tưởng này được nhiều người coi là thành tựu tuyệt vời của sự pha trộn giữa yếu tố kỹ thuật và lối kể chuyện xuất sắc. Nhưng bạn sẽ không thể đoán được điều đó nếu chỉ chơi duy nhất nhiệm vụ giới thiệu được đánh giá là vô cùng tẻ nhạt của tựa game này, khi người chơi được Hoàng đế Uriel Septim và vệ sĩ riêng của anh ta hộ tống nhân vật chính, cùng một số tù nhân rando chạy trốn thông qua một lối đi bí mật trong Nhà tù Hoàng gia.

Sự vô lý trong đoạn này còn ở chi tiết vị Hoàng Đế tuyên bố trả tự do cho bạn bởi ông ta đã từng mơ thấy bạn, điều tiếp theo là sự pha trộn của các cảnh chiến đấu đơn điệu, nội thất xấu xí và cửa sổ hướng dẫn mở ra một cách vô duyên, làm lu mờ đi những gì nên giới thiệu về cuộc phiêu lưu của bạn trên Cyrodiil.

Vấn đề với đoạn mở đầu của Oblivion không phải là một chuyến đi siêu tuyến tính, nặng nề xuyên qua một hầm ngục tối tăm, bụi bặm, mà là nó không có các yếu tố liên quan đến kịch bản thế giới mở của trò chơi. Đây chính xác là một đoạn nên bỏ qua, bởi nó chẳng đóng góp được gì vào toàn bộ những thứ sau này sẽ sảy ra trong game cả.

Star Wars Knight of the Old Republic II

Những tựa game siêu hay nhưng đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi phần mở đầu thảm họa - Ảnh 4.

Phần tiếp theo của loạt game nhập vai Star Wars 2003 đến từ Bioware , The Sith Lords có rất nhiều điều đáng chú ý. Có thể nói đây là một trò chơi thành công, tái hiện được lại cảm giác sử thi của người tiền nhiệm, trong khi hoán đổi một câu chuyện sống động về chiến tranh và chiến thắng, về cái thiện và cái ác. Nhưng với đoạn mở đầu của trò chơi, thì lại không được đánh giá cao, thậm chí nhiều người còn cho rằng nên cắt bỏ đoạn đầu đi thì trò chơi còn hoàn hảo hơn nữa.

Tỉnh dậy trong khoang y tế của Cơ sở khai thác mỏ Peragus, Jedi Meetra Suric cuối cùng phát hiện ra rằng cô đã bị kéo khỏi Ebon Hawk, và cô đã may mắn sống sót sau một trận chiến cam go. Và nhờ vào khói độc cùng Droid đã loại bỏ hoàn toàn được những rắc rối. Sau đó là hàng giờ liền người chơi phải đi loanh quanh để lục tìm lại ký ức, phát hiện ra những chi tiết sau khi phần đầu của loạt game kết thúc, như kiểm tra các máy tính, dụng cụ, nhật ký, trang bị… Không chỉ vậy, những kẻ thù còn lặp đi lặp lại, cách bố trí của Cơ sở khai thác khiến bạn dễ bị lạc và bạn buộc phải chạy quanh trong đó cho đến khi tìm được bộ đồ miner cùng dụng cụ. Thực sự đây là mở đầu đáng loại bỏ nhất trong serie, tốn thời gian, gây nhàm chán và sốt ruột cho người chơi.