Theo tổ chức nhân đạo tập trung vào quyền trẻ em Plan International, "giá thầu" chiến thắng trong cuộc mua bán vô nhân tính vào ngày 3/11 tại bang Eastern Lakes, Nam Sudan, gồm 500 con bò, 3 chiếc xe hơi và 10.000 USD.
"Cách sử dụng công nghệ tàn bạo và dã man này khiến ta nghĩ đến thị trường nô lệ của thế giới hiện đại...", Giám đốc của Plan International khu vực Nam Sudan, George Otim cho hay.
"Trong khi số hồi môn khổng lồ này là điều bình thường trong văn hóa Nam Sudan, không có gì có thể biện minh cho hành động đó - mua bán cô gái hãy còn là một đứa trẻ, coi nạn nhân là món hàng để đổi lấy tiền và tài sản."
Facebook nói với Mashable rằng, họ đã xóa bài đăng đó sau khi nhận được báo cáo vào ngày 9/11, dù Plan International cho biết việc kết hôn đã diễn ra vào ngày 3/11. Còn theo Vice News, bài viết kêu gọi đấu thầu đã lên sóng từ ngày 25/10.
Vụ việc này tiếp tục là một ví dụ khác cho thấy Facebook đang bất lực trước việc xử lý các nguồn thông tin, đặc biệt là khi mạng xã hội này đã phủ sóng trên toàn cầu.
"Bất kỳ hình thức buôn người nào, dù dưới dạng bài đăng, page, nhóm hay quảng cáo... đều bị cấm trên Facebook. Ngay sau khi chúng tôi biết được bài đăng này, nó và những thứ liên quan đã bị xóa", phát ngôn viên của Facebook cho biết.
Theo luật Nam Sudan, phụ nữ và trẻ em gái có quyền đưa ra quyết định về việc kết hôn, trẻ em dưới 18 tuổi không được phép bị khai thác hoặc lạm dụng.
Trên thực thế, tổ chức chống lại việc tảo hôn Girls Not Brides giải thích rằng: "Nhiều cộng đồng người ở Nam Sudan cho rằng, việc tảo hôn là cách hữu hiệu để bảo vệ các bé gái khỏi tình dục trước hôn nhân và mang thai ngoài ý muốn."
UNICEF ước tính, hơn một nửa những cô gái trẻ ở Nam Sudan phải kết hôn trước ngày sinh nhật thứ 18, thậm chí vì nội chiến mà các gia đình ép con cái phải kết hôn như một cách kiếm tiền. Plan International muốn chính phủ Nam Sudan điều tra cuộc đấu giá cô dâu trên Facebook.
Taban Abel, Bộ trưởng bộ Thông tin của bang Eastern Lakes, nói với Reuters rằng cô gái đó đã lẩn trốn ở thủ đô Juba. Vụ việc này tiếp tục là một ví dụ khác cho thấy Facebook đang bất lực trước việc xử lý các nguồn thông tin, đặc biệt là khi mạng xã hội này đã phủ sóng trên toàn cầu.
Theo Mashable