Liệu rằng các game thủ đã sẵn sàng đối mặt với những tựa game có thể phá hỏng tuổi thơ của mình và bước vào nơi tăm tối nhất trong tiền thức để trở thành “Real Gamer” chưa?
Đã vỗ ngực và tự xưng là game thủ kỳ cựu thì chắc hẳn hầu hết mọi người ai cũng đã từng có cơ hội được “cày” nát những tựa game nổi tiếng, bất kể đó là game đi cảnh, game hành động nhập vai, hay thậm chí là game bắn súng.Tuy tựa game điện tử đã mang đến rất nhiều cảm xúc thăng cho game thủ, song đâu đó vẫn ẩn chứa những thứ sẵn sàng phá hỏng tuổi thơ của chúng ta. Và sau đây hãy đến với top những tựa game có khả năng làm "bay màu" tuổi thơ của game thủ – P.1
MỤC LỤC [Hiện]
Với hơn 21 bản game đã được phát hành kể từ năm 1996, Pokemon đã trở thành một trong những tượng đài bất diệt đối với anh em game thủ. Nhưng ít ai biết rằng bản đầu tiên – Pokemon: Red & Green (ra mắt năm 1996) – lại là một trong những tựa game ẩn chứa nhiều bí mật đáng sợ nhất. Thật ra thì đây chỉ là một câu chuyện creepypasta hư cấu mà thôi tuy nhiên, nội dung của nó sẵn sàng “xoắn não” và khiến cho game thủ phải nổi điên hoặc thậm chí là phá vỡ tuổi thơ trong sáng của rất nhiều game thủ kỳ cựu.
Cụ thể hơn, vấn đề nằm ở một ngôi làng có tên là Làng Hoa Oải Hương (The Lavender Town), nói một cách chính xác đó là bản nhạc nền có giai điệu đáng sợ mà khu vực đó phát ra. Dành cho những ai chưa biết thì Lavender Town được rất nhiều người đồn rằng đây là một địa danh bị ma trêu quỷ ám, cộng thêm sức ảnh hưởng của giai điệu ghê rợn luôn văng vẳng bên tai game thủ, khiến cho họ hoá điên và tìm cách kết liễu đời mình.
Kể từ khi game mới ra mắt, người hâm mộ đã đưa ra nhiều giả thuyết và tin đồn xung quanh series thân thiện với trẻ em này. Một trong những tin đồn xoay quanh việc nhạc nền rùng rợn của Thị trấn Lavender đã gây ra sự tự tổn thương thể chất hoặc thậm chí ý muốn tự tử cho những trẻ em Nhật Bản chơi phiên bản đầu tiên của tựa game, Pokémon Red và Pokémon Blue, sau khi phát hành tại Nhật Bản vào ngày 27 tháng 2 năm 1996.
Trong suốt ba tháng kế tiếp, giới truyền thông cũng như các lực lượng chức năng Nhật Bản đã ghi nhận hàng loạt những đứa trẻ bị một loạt bệnh bao gồm đau đầu, chảy máu cam, mất ngủ, cáu kỉnh và thậm chí có tin đồn khoảng 200 thiếu niên đã tự tử vào mùa xuân năm 1996.
Tin đồn này trở nên nổi tiếng hơn khi game thủ đóng góp cho giả thuyết đưa ra bằng chức về những cuộc thử nghiệm tựa game Pokemon đầu tiên với beat nhạc hai tai, một loại ảo giác thính giác và việc bài nhạc được thay đổi trong các phiên bản tương lai của game. Được cho là phiên bản đầu tiên của Pokémon: Red và Green chứa các âm cao mà tai người lớn đã phát triển đầy đủ không thể nghe thấy.
Nhiều giả thuyết đã được đặt ra, cho rằng Nintendo đã bán linh hồn của mình cho quỷ dữ để đổi lấy sự thành công của một thương hiệu dành cho trẻ em và bản nhạc ma quái kia là thứ ràng buộc hãng game với địa ngục. Người khác thì lại cho rằng Nintendo thực chất đang cùng hợp tác với chính phủ Nhật Bản nhằm kiểm soát mật độ dân số hoặc thậm chí là bắt cóc con nít để thực hiện những cuộc thí nghiệm bí mật.
Xét cho cùng, nhạc nền trong Thị trấn Lavender thực sự làm nổi da gà và có khả năng gợi lên một cảm giác hoài cổ khó chịu đối với những người đã chơi tựa game khi nó mới phát hành. Mặc dù các âm tần số cao không có mối tương quan với các vụ tự tử ở trẻ em, nhưng nó có vẻ hợp lý khi nó có thể gây ra những cơn đau đầu. Phiên bản thay đổi đầu tiên của bản nhạc có lẽ là vì lí do này.
Super Mario Bros và câu chuyện “thức thần”?
Khi game thủ hóa thân thành chú lùn Mario đi nhặt và ăn những cây nấm nhiều màu sắc, chúng sẽ “ban” cho chú lùn Mario nhiều loại sức mạnh siêu nhiên, mà đặc trưng nhất là khả năng “hô biến” cơ thể bé nhỏ của chú trở thành một gã thợ sửa ống nước người Ý với thân hình cao to vạm vỡ. Đọc đến đây chắc hầm hết anh em, ai cũng hiểu Mọt đang nói về vấn nạn gì đúng không? Chính xác, đây chính là những động tác của các thanh niên “chuyên cần” hoặc thậm chí là mê mụi với việc… chơi “nấm” (thức thần).
Theo nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia thứ nấm mà Mario thường sử dụng trong loạt game Mario nổi tiếng được lấy cảm hứng từ Amanita Muscaria (Nấm tán giết ruồi) – là loài nấm hình dù mang tính biểu tượng nhất, nấm tán giết ruồi là một loại nấm lớn với lá tia màu trắng, thường là với mũ nấm đỏ với các đốm trắng, và là một trong những loài dễ nhận biết nhất.
Chúng là một loại nấm khá độc hại, có khả năng gây ảo giác nếu vô tình ăn phải tuy nhiên, nếu được điều chế đúng cách, chúng có thể trở thành một loại thực phẩm có thể tiêu thụ được.
Nếu chúng ta nghĩ sâu xa (chẳng biết là sâu và xa đến đâu, chắc là dài cỡ cây nấm) thì Mario chắc chẳn sẽ chẳng phải là một tựa game phù hợp dành cho trẻ em, và tất nhiên điều này cũng sẽ phần nào phá hỏng đi tuổi thơ của nhiều game thủ 8x 9x. Tuy nhiên, nếu quên đi những gì mà KenhTinGame tui vừa viết, chắc chắn rằng những ký ức đẹp, những hoài niệm khó quên của các game thủ sẽ được an toàn.
Rock Man và tệ nạn xã hội !
Tương tự như Pokemon, Super Mario Bros cũng là một trong những thương hiệu bất diệt của làng game thế giới. Đối với những dân chơi Việt thuộc thế hệ 8x 9x, tựa game này còn được biết đến với nhiều cái tên thân thuộc, chẳng hạn như Mario ăn nấm, Nấm lùn đi cứu Công chúa, Nấm lùn cổ điển, vân vân và mây mây. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ một tựa game có cái tên tưởng chừng như vô hại, trong sáng như vậy, lại ẩn chứa một thông điệp có thể phá hỏng tuổi thơ của mọi người.
Nếu nói về những tượng đài bất diệt của ngành công nghiệp game, hay là những tựa game đã gắn liền (hoặc thậm chí là phá hỏng) với tuổi thơ của không biết bao nhiêu thế hệ game thủ. Thì chắc chắn một điều rằng chúng ta không thể không nhắc đến cái tên Mega Man, còn được biết đến với tên gọi thân thuộc: Rock Man.
Đây là một tựa game thuộc thể loại platformer nổi tiếng, cho phép game thủ điều khiển một câu bé robot tên là Mega Man, cậu có khả năng chuyển đổi tứ chi trở thành đủ các loại thiết bị và vũ khí hiện đại để chiến đấu với kẻ thù. Tưa game được lấy cảm hứng từ Astro Boy (Tetsuwan Atom) – một trong những nhân vật truyện tranh được rất nhiều người yêu thích nhất kể từ khi được “sinh ra” vào năm 1942.
Tuy rằng tựa game này sẽ mãi là những ký ức đẹp đối với cộng đồng game thủ trên toàn thế giới, song chúng ta không thể nào không nói đến những tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của cái tên “Mega Man”. Tựa game ban đầu được nhà phát triển Capcom đặt tên là Rock Man tại thị trường châu Á tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 1987 cho đến khoảng năm 1996 hoặc 1997, thị trường phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ, không thiết tha gì mấy với từ “Rock”.
Ngay tại thời điểm đó, giới truyền thông Mỹ cho rằng Capcom có ý định muốn cổ suý người dân sử dụng chất kích thích bất hợp pháp. Đối mặt trước những cáo buộc được cho là vô lý của giới truyền thông phương Tây, song để thể hiện thiện chí cũng như mong muốn được tiếp cận và mở rộng thị trường sang nước bạn, hãng game Nhật Bản mới quyết định sẽ đổi tên đứa con của mình từ Rock Man thành Mega Man.
Thanks các đọc giả đã ghé qua và đọc bài của Game9. Hãy cùng Game9 tiếp tục tìm hiểu Top những tựa game có khả năng làm "bay màu" tuổi thơ của game thủ – P.2 nhé!!