“Người khổng lồ” công nghệ Trung Quốc - Huawei đã và đang tạo ra những thiết bị tuyệt vời nhưng lệnh cấm thương mại của Mỹ đã khiến hãng này mất đi một thị trường lớn. Google cũng đã loại bỏ quyền truy cập của công ty vào các dịch vụ độc quyền trên các điện thoại Huawei mới nhất, khiến chúng không có các ứng dụng quan trọng như Gmail, YouTube và Play Store.
Tuy nhiên, Huawei dường như không bị khuất phục khi kết thúc năm 2019 với doanh số dự kiến là 230 triệu thiết bị cầm tay, tăng từ con số 207 triệu chiếc trong năm 2018. Không những vậy, theo Economic Times, công ty Trung Quốc đang lên kế hoạch ra mắt Huawei Media Services (HMS), phiên bản thay thế cho các dịch vụ của Google vào cuối năm 2019.
Đại diện Huawei cho hay: "Chúng tôi có HMS của riêng mình và đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái di động. Hầu hết các ứng dụng chính như điều hướng, thanh toán, chơi game và nhắn tin sẽ sẵn sàng vào cuối tháng 12."
Ngoài các dịch vụ cơ bản, Huawei cũng đang lên kế hoạch để duy trì 150 ứng dụng hàng đầu tại các thị trường lớn đều được hỗ trợ trên cửa hàng ứng dụng của riêng mình. Nếu thực hiện được các mục tiêu đầy tham vọng này, Huawei có thể nâng doanh số smartphone đồng thời cũng vẽ ra sự khởi đầu của một cảnh quan Android hoàn toàn khác.
Một kỷ nguyên mới của Android?
Về mặt lý thuyết, các dịch vụ của Android và Google có thể dễ dàng phân chia, đó là một hệ điều hành nguồn mở và phần mềm độc quyền sau. Nhưng trong thực tế, Android luôn luôn gắn liền với bộ phần mềm khổng lồ của Google, đáng chú ý nhất Cửa hàng Google Play.
Do đó, không có nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nào từng nói chia tay với “gã khổng lồ” internet (và phần mềm của nó) theo cách này. Nếu Huawei quản lý để thực sự thiết lập một hệ sinh thái khả thi mà không cần Google Play Services mà vẫn thành công thì điều đó chắc chắn sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử điện thoại thông minh.
Đó là lý do tại sao cả giới công nghệ rất ngạc nhiên khi thấy Huawei dường như hoàn thành nhiệm vụ to lớn của mình trong một khung thời gian ngắn như vậy. Tất nhiên, công ty vẫn chưa chứng minh bằng thực tế nhưng từ trước đến nay, những điều mà thương hiệu này làm được đều rất đáng nể và có cơ sở.
Trước hết là do các nguồn lực đáng kể của Huawei. Công ty đã cho thấy sẵn sàng mạo hiểm cho quá trình chuyển đổi táo bạo này. Do đó, giới công nghệ có thể hy vọng việc phát triển phần mềm sẽ được hỗ trợ bởi những nỗ lực tốt nhất của Huawei.
Thứ hai, thị trường lớn nhất của Huawei luôn luôn là Trung Quốc, nơi các dịch vụ của Google chưa bao giờ được lựa chọn đầu tiên với người tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, ý tưởng về Android mà không có Google không hề xa lạ ở thị trường Trung Quốc.
Một yếu tố thứ ba là bản chất nguồn mở vốn có của Android đã thuộc về phía Huawei. Mặc dù Android và Google không thể tách rời trong lịch sử nhưng thực thế Google chỉ là một công cụ tìm kiếm trên internet nhanh chóng. Hiện đã có hàng triệu người tách mình khỏi các dịch vụ của Google vì những lo ngại về quyền riêng tư hoặc các lý do khác. Bản chất đứng độc lập, công khai của Android khiến hãng dễ dàng triển khai.
Tất nhiên, nếu từ bỏ Google, người dùng cần từ bỏ một số tính năng và các ứng dụng yêu thích, có thể có hoặc không có trên các thiết bị cầm tay Huawei trong tương lai. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy tiềm năng là có.
Huawei đang đứng ở thế hành động và vài tháng tới sẽ mang đến nhiều tiết lộ về Android và bối cảnh di động nói chung. Là công ty di động lớn thứ hai hiện nay, Huawei có mất đi rất nhiều thứ nhưng cũng có thể đạt được không ít.