Bạn có biết rằng Nintendo Switch và chiếc kính Labo VR hiện tại chính là bước thử nghiệm đầu tiên minh chứng cho việc Nintendo muốn nhúng tay vào thị trường phát triển công nghệ VR.
Việc để cho Super Mario Odyssey và Zelda: Breath of the Wild được chơi qua VR trên nền tảng Switch có thể nói là một trong những thử nghiệm táo bạo nhất của Nintendo. Bạn có thể chơi máy Switch một cách bình thường, cầm trên tay hay docked. Nhưng khi có hứng bạn có thể cho máy vào trong hộp VR Toy-Con và đổi góc nhìn thành VR hoàn toàn. Bộ Labo Vr đã có sẵn một số game và demo, và những trải nghiệm ấy đều rất thú vị. Tuy nhiên Nintendo đã quyết tâm áp dụng công nghệ thực tế ảo đến với cả những game mà bản thân đã đẩy hệ máy Switch đến giới hạn. Vậy kết quả là ra sao?
Lúc này đây thì những gì đã bị đánh đổi hẳn đã quá rõ ràng với chúng ta. Công nghê VR hoạt động hiệu quả nhất với màn hình có độ phân giải cao và tốc độ khung hình cao, tối thiểu là 60fps. Breath of the Wild VR đều bị ảnh hưởng ở hai khía cạnh này. Bình thường game vẫn chỉ chạy ở 30fps và thi thoảng bị rớt xuống thấp hơn thế. Khi chạy ở chế độ VR thì vấn đề này càng trở nên hiển hiện hơn bởi lẽ game sẽ phải render một cảnh cùng một lúc hai lần cho mỗi bên mắt của người chơi. Bởi lẽ đó mà việc game gây chóng mặt cho người chơi là điều khó tránh khỏi. Phải kể tiếp đến chính là màn hình 720p của Nintendo Switch. Màn hình đã có độ phân giải thấp như vậy, trong game lại còn áp dụng dynamic resolution nữa nên chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Sự ứng dụng của công nghệ VR trong tựa game này cảm giác cũng không được ổn. Quay đầu sẽ điều khiển camera xung quanh Link, và cảm giác như là người chơi điều khiển cần analog bên phải bằng đầu vậy. Có lẽ ở góc nhìn thứ nhất thì mọi thứ sẽ có lý hơn, nhưng điều tốt nhất người chơi có thể làm chính là tắt gyroscope của máy đi, khiến cho tầm nhìn của người chơi ổn định hơn. Từ đó trải nghiệm của bạn sẽ giống như xem phim 3D hơn là VR. Bên cạnh đó người chơi cũng bị mất minimap, bắt buộc người chơi phải nhìn vào fullmap trong menu liên tục.
Bởi vậy mà Breath of the Wild VR sẽ không phải là một trải nghiệm sẽ khiến người chơi đổ xô đi mua Labo VR hoặc không thể không bỏ qua. Và điều đó cũng tương tự đối với Super Mario Odyssey VR. Ít ra cũng có một số khỏanh khắc đáng nhớ trong tựa game này, khi mà bạn có thể được chiêm ngưỡng đồ họa bắt mắt của game trong không gian thực tế ảo.
Những phần VR của Mario Odyssey chỉ ngắn gọn, tuy nhiên vẫn rất thú vị. Những đoạn này nằm ở ba world trong game, kéo dài khoảng năm phút, và bạn chỉ có thể chơi chúng khi đã unlock được những level ấy. Điểm nhìn của người chơi sẽ được đặt nằm ở giữa mỗi map này, và được phép quay 360 độ để không bị lạc mất Mario. Chỉ khi nào bạn tìm ra được một số khu vực bí mật nên game tránh được hiện tượng gây chóng mặt của Breath of the Wild.
Bên cạnh đó Mario Odyssey cũng được chơi ở tốc độ khung hình 60fps và không bị tụt như bên Zelda, khiến cho trải nghiệm VR ở đây dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề về dộ phân giải vẫn là cái không thể tránh khỏi, và khi Mario ở cách xa camera từ điểm nhìn của bạn thì việc giữ Mario trong tầm nhìn sẽ trở nên rất khó khăn bởi mọi thứ sẽ trở nên quá mờ để phân biệt được.
Những gì còn lại chính là những minigame được kèm theo, và có thể nói rằng chúng đem lại những trải nghiệm dễ chịu hơn hai tựa game lớn kia của Nintendo rất nhiều, đặc biệt là Breath of the Wild. Tuy nhiên ta vẫn có thể chờ đợi vào những gì mà hãng sẽ đem đến cho người chơi với công nghệ này, Mario Kart 8 được chơi qua VR với điểm nhìn từ trong ghế ngồi của các nhân vật có thể sẽ là một trải nghiệm khá thú vị và đáng để được khai thác.