Màn hình là thứ mà một game thủ thực sự không thể tiết kiệm được. Sử dụng GPU mạnh sẽ có ý nghĩa gì nếu bạn có một màn hình không thể khai thác hết sức mạnh của nó?
Chúng ta sẽ phân tích một số đặc tính cần quan tâm khi chọn màn hình, cơ chế hoạt động cũng như tầm quan trọng của chúng. Để từ đó giúp bạn chọn lựa màn hình phù hợp với nhu cầu của mình.
Độ phân giải
Đặc tính đầu tiên rõ ràng nhất và thường được quan tâm nhất của màn hình là độ phân giải. Hiện nay, màn hình có những độ phân giải phổ biến sau:
• HD Ready/720p -- Đã lỗi thời và chỉ tìm thấy trong màn hình văn phòng và màn hình máy tính xách tay cấp thấp. Không có màn hình chơi game nào hiện nay sử dụng độ phân giải này.
• Full HD/1080p -- Tiêu chuẩn hiện tại, cung cấp sự cân bằng tốt nhất về chất lượng hình ảnh và hiệu suất, vì hầu hết các GPU hiện đại đều có thể chạy với tốc độ khung hình cao nhất có thể với độ phân giải này.
• 2K/Quad HD/1440p -- Nằm giữa độ phân giải 1080p tốc độ khung hình thấp và 2160p hiện tại, độ phân giải QHD thường được tìm thấy trong màn hình cao cấp hiện nay và cần GPU mạnh hơn để chạy nó.
• 4K/Ultra HD/2160p -- Tương lai của game rồi cũng sẽ được đưa vào sử dụng độ phân giải này, các màn hình UHD hiện tại vẫn chỉ là tiếp cận vì chỉ những GPU mạnh nhất mới có thể hỗ trợ độ phân giải cực cao này.
Vì vậy, bạn cần chọn màn hình độ phân giải nào?
• Chọn Ultra HD nếu:
- Bạn có một GPU có thể chạy các trò chơi trong đó với tỉ lệ khung hình có thể chấp nhận được, bao gồm mọi thứ từ GTX 1070 (30 FPS) đến GTX 1080 Ti (60 FPS). Tất nhiên, tỉ lệ khung hình sẽ thay đổi dựa trên các yêu cầu của game và các giá trị FPS được liệt kê ở trên chỉ là xấp xỉ.
- Bạn muốn có một giải pháp cho tương lai. Điều này hầu như không hiệu quả về chi phí, vì màn hình 4K khá đắt ở thời điểm hiện tại và dĩ nhiên tương lai sẽ có giả cả phải chăng hơn. Tuy nhiên, nếu tiền không là vấn đề và bạn muốn trải nghiệm trước sự tuyệt vời từ độ phân giải 4K, thì không có lý do gì để lên kế hoạch trước.
• Chọn Quad HD nếu:
o Bạn muốn có sự cân bằng giữa chất lượng và hiệu suất. Card đồ họa cao cấp có thể dễ dàng chạy các trò chơi ở độ phân giải QHD với tốc độ 60 khung hình/giây tối ưu, trong khi các sản phẩm tầm trung như Radeon RX 480 hoặc GTX 1060 trở lên có thể xử lý từ 30 đến 60 FPS dựa trên yêu cầu game.
• Chọn Full HD nếu:
- Bạn muốn có hiệu suất tốt nhất có thể. Nếu bạn là một game thủ chơi xếp hạng và muốn mọi lợi thế có thể mà bạn có thể nhận được, chẳng hạn như tốc độ khung hình với “ba chữ số” và tốc độ làm mới “ba chữ số”.
- Bạn có một GPU lỗi thời. Thông thường, có thể mất khoảng 5 năm để card đồ họa trở nên lỗi thời. Bởi lỗi thời, nghĩa là nó không thể đạt được tỉ lệ khung hình mà có thể chơi được trong các trò chơi mới hơn. Tuy nhiên, nếu tính đến độ phân giải QHD và UHD mới, hầu hết các GPU chỉ từ 2 năm trước sẽ không thể đáp ứng.
Kích thước màn hình
Đây là một chỉ số mà khá nhiều người cho rằng cứ kích thước lớn hơn là tốt hơn. Tuy nhiên, đối với một game thủ thì phải biết rằng điều này không đơn giản như vậy.
Khi bạn chọn lực một chiếc Tivi, bạn sẽ muốn tìm một mối tương quan tốt giữa kích thước phòng và kích thước của màn hình Tivi. Nhưng trong trường hợp màn hình máy tính, sự tương quan giữa kích thước màn hình và độ phân giải là quan trọng nhất. Thông thường, các tương quan tốt nhất là:
• 24 inches với 1080p
• 27 inches với 1440p
• 32 inches với 2160p
Đây là những tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất chủ yếu dựa vào, nhưng bạn luôn có thể tìm thấy các màn hình có độ lệch nhẹ so với những chuẩn đó.
Tại sao sự tương quan này lại quan trọng? Bởi vì nếu sự khác biệt giữa kích thước màn hình và độ phân giải càng lớn thì mật độ điểm ảnh càng thấp. Điều này có nghĩa là hình ảnh sẽ mờ hơn và ít được định rõ hơn. Bạn không cần phải lo lắng về việc có thể nhìn thấy các pixel riêng biệt bằng mắt thường ở các Tivi có kích thước màn hình to nhưng độ phân giải thấp, vì chúng ta xem chúng ở khoảng cách xa, còn màn hình máy tính thì lại rất gần.
Tần số "làm tươi" (Refresh Rate)
Là số lần trên một giây tín hiệu hiển thị trên màn hình làm mới lại các hình ảnh. Nó được đo bằng đơn vị Hertz (Hz), con số này càng cao thì nghĩa là số lần làm mới tín hiệu hình ảnh càng nhiều.
Tốc độ làm tươi hay tần số quét của màn hình điều chỉnh số lượng khung hình trên giây mà nó có thể hiển thị và bạn sẽ có nhiều khung hình hơn, hình ảnh sẽ mượt mà và sắc nét hơn và giảm tối thiểu hiệu ứng mờ.
Trước khi thực hiện lựa chọn, bạn hãy xem xét mức độ tương thích của màn hình với GPU của bạn. Tức là, nếu GPU có thể tạo ra các tỉ lệ khung hình cân bằng tốc độ làm tươi cao thì màn hình có tần số làm tươi thấp sẽ hạn chế khả năng của GPU của bạn.
Thời gian đáp ứng (Respon time)
Thời gian đáp ứng điều chỉnh tốc độ một điểm ảnh có thể thay đổi từ màu đen sang màu trắng hoặc từ một màu xám sang màu khác. Nó được đo bằng đơn vị mili giây và trên thực tế, nó biểu thị những hình ảnh chuyển động nhanh như thế nào.
Trong màn hình hiện đại, thời gian đáp ứng thường là 1ms cho màn hình với tấm nền TN hoặc 4ms cho màn hình với tấm nền IPS.
Đối với thời gian đáp ứng, bạn chỉ nên ưu tiên màn hình 1ms nếu bạn:
• Chơi rất nhiều trò chơi nhịp độ nhanh
• Đã quen với màn hình 1ms
Sự khác biệt giữa thời gian đáp ứng 4ms và 1ms là rất nhỏ, chỉ có thể được chú ý bởi những người đã có kinh nghiệm với màn hình 1ms trước đây. Nếu bạn không nằm trong số những người đó và bạn không cần phải có thời gian đáp ứng nhanh trong các trò chơi có nhịp độ nhanh, thì bạn không cần phải lo lắng về thời gian đáp ứng của màn hình.
Loại tấm nền
Có hai tấm được sử dụng phổ biến trong màn hình chơi game hiện nay là tấm nền TN (Twisted Nematic) và IPS (In-Plane Switching).
• Tấm nền TN có hiệu suất tổng thể tốt hơn, bao gồm tần số làm tươi cao hơn và thời gian đáp ứng nhanh hơn.
• Tấm nền IPS cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn, đặc biệt là khi nói đến màu sắc, nhưng kém hơn tấm nền TN về phần hiệu suất.
Khi lựa chọn giữa hai tấm nền này để chơi game, chỉ đơn giản là bạn muốn có một màn hình đáp ứng tốt nhất cho bạn về một khía cạnh nào đó khi chơi game, hoặc nếu bạn muốn có một trải nghiệm thị giác màu sắc tốt hơn. Đó chỉ là một sự lựa chọn hoàn toàn chủ quan, theo sở thích cá nhân.
Ngoài ra còn có tấm nền VA với đặc điểm nằm giữa cả IPS và TN nữa khi có tốc độ khá nhanh và chất lượng hình ảnh tốt, tuy nhiên giá hơi đắt.
Khả năng kết nối
Có một số cổng kết nối được sử dụng trong màn hình hiện nay:
HDMI (High-Definition Multimedia Interface): Đây là chuẩn kết nối khá phổ biến. Các phiên bản của cổng kết nối này được sử dụng ngày nay là HDMI 1.4 và HDMI 2.0, phiên bản cao hơn sẽ có hiệu suất tốt hơn. Trong thực tế, bạn chỉ thực sự cần HDMI 2.0 nếu bạn muốn chạy các độ phân giải 2K với tốc độ làm tươi cao. Và cuối cùng, HDMI là một trong những công nghệ duy nhất có thể truyền âm thanh.
DisplayPort: DisplayPort là cổng phổ biến nhất đối với cộng đồng game thủ, và vì một lý do chính đáng. DisplayPort 1.4 mới nhất hỗ trợ tỷ lệ độ phân giải/tần số làm tươi cao nhất có thể, bao gồm hỗ trợ 4K-120Hz. Cổng kết nối này rất hiếm khi được sử dụng trong TV, đó là lý do tại sao trên các máy console không được hỗ trợ. Tuy nhiên, gần như mọi màn hình và card đồ họa hiện nay có ít nhất một cổng DisplayPort.
DVI: Cổng DVI có một số biến thể, với phiên bản mới nhất và phổ biến nhất hiện nay là Dual Link DVI-D. Xét về hiệu suất, nó thường ngang bằng với HDMI, có vài sự khác biệt nhỏ nhưng không thể nhận ra bằng mắt thường. Và không giống như HDMI, DVI không thể truyền âm thanh.
VGA: đại diện cho một phương tiện kết nối trên biên giới trở nên lỗi thời. Không cần phải nói, đó là một giải pháp cuối cùng mà vài người vẫn còn sử dụng ngày nay. Độ phân giải tối đa được hỗ trợ của nó chỉ là 1080p, khó theo được trong nhu cầu chơi game hiện tại của game thủ
Vậy cần lựa chọn kiểu kết nối nào?
• Sử dụng DisplayPort cho PC của bạn, đặc biệt nếu nó là một màn hình có tốc độ làm tươi cao.
• Chỉ sử dụng HDMI trên PC với màn hình 60Hz và với các máy console. Một lợi thế rõ ràng của HDMI khi dùng với máy console là nó có thể truyền âm thanh.
• Sử dụng DVI làm phương án thay thế cho HDMI nếu GPU/màn hình của bạn không có đủ cổng cho tất cả các thiết bị của bạn.
• Chỉ sử dụng VGA nếu bạn không có lựa chọn nào khác.
Kết luận
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một số chi tiết về các thông số kỹ thuật trên các màn hình khác nhau. Quan trọng hơn, hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn thực hiện một sự lựa chọn đầy đủ thông tin khi mua sắm cho màn hình tiếp theo của bạn!
Các công nghệ mới và màn hình mới đang được công bố, phát triển và phát hành mọi lúc, và như vậy, chúng tôi sẽ cập nhật tiếp tục trong tương lai.