Summit và Sierra, hai siêu máy tính do IBM chế tạo, đã giúp Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu của họ trong bảng xếp hạng Top 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Mỹ vẫn là quốc gia sản xuất ra những siêu máy tính nhanh nhất thế giới và Trung Quốc yên vị ở vị trí số hai do không trình làng bất kỳ siêu máy tính mới nào trong những tháng gần đây.
Xếp sau Summit và Sierra là Sunwey TaihuLight và Tianhe-2A của Trugn Quốc, được lắp đặt tại Vô Tích và Quảng Châu. Frontera, đặt tại Đại học Texas, là siêu máy tính mới duy nhất lọt vào top 10.
Siêu máy tính Sunwey TaihuLight của Trung Quốc
Khả năng sản xuất siêu máy tính tiên tiến là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá năng lực kỹ thuật của các quốc gia bởi chúng được ứng dụng rộng rãi cho các nhiệm vụ như dự báo thời tiết, lập mô hình dòng hải lưu, công nghệ năng lượng và mô phỏng các vụ nổ hạt nhân. Ngày nay, nhu cầu siêu máy tính ngày càng tăng lên do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc đang có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng siêu máy tính trị giá nhiều tỷ USD nhằm chiếm vị trí dẫn đầu của Mỹ. Năm 2018, sau 5 năm bị Trung Quốc vượt mặt, Mỹ đã giành lại danh hiệu quốc gia sản xuất siêu máy tính hàng đầu thế giới và duy trì vị thế từ đó đến nay.
Siêu máy tính Summit của IBM
Theo nguồn tin nội bộ, Trung Quốc đang có kế hoạch triển khai siêu máy tính Shuguang mới với tốc độ cao hơn 50% so với cỗ máy tốt nhất hiện tại của Mỹ là Summit. Nếu kế hoạch này diễn ra suôn sẻ, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia sở hữu siêu máy tính nhanh nhất trong năm nay. Bảng xếp hạng Top 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới mỗi được công bố 2 lần 1 năm, vào tháng 6 và tháng 11.
Trung Quốc và Mỹ vẫn là 2 quốc gia sở hữu nhiều siêu máy tính nhất thế giới, chiếm 43,8% và 23,2% số lượng siêu máy tính nhanh nhất toàn cầu tương ứng. Trong bảng xếp hạng tung ra 7 tháng trước, Trung Quốc và Mỹ chiếm 45m4 và 21,8% siêu máy tính nhanh nhất toàn cầu.
Nhật bản được đánh giá là quốc gia xếp thứ 3 khi chiếm 5,8% tổng số siêu máy tính nhanh nhất toàn thế giới.