Theo Phật pháp, lận đận trong chuyện tình duyên là do duyên chưa đến. Thế gian trăm ngàn mối duyên, chỉ có một mối duyên thực sự dành cho mình.
Phật giáo tin rằng, tu trăm năm mới cùng chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối, mối duyên vợ chồng là mối duyên phải vun đắp, cố gắng thật nhiều mới có được.
Tinh yêu vốn dĩ có đủ cung bậc cảm xúc, có người đang say xưa trong men say tình yêu, nhưng cũng có người đi sớm về khuya một mình. Không phải ai cũng may mắn khi sớm tìm thấy một nửa yêu thương của mình. Có người những cuộc tình “vội vã đến và đi cũng thật nhanh”, có người mất cả thanh xuân để đồng hành cũng nhau nhưng cuối cùng lại tan rã bởi hai từ “không hợp” và thậm chí có những người mất cả đời người để nhận thấy, người mình từng thương hóa ra cũng chỉ là người dưng.
Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Duyên vợ chồng con cái hay bạn bè đều là một cái duyên. Tuy nhiên cũng có những mối nhân duyên những cũng có những mối quan hệ là nghiệt duyên.
Nhưng có thực sự là duyên phận đã được trời định sẵn hay do con người tự tạo? Bởi khi yêu thương đong đầy, người ta cho rằng đó là “có duyên” để phát triển xa hơn. Rồi khi tình cảm đã vơi, lòng người đã cạn, người ta lại nói đó là “hết duyên”.
Khi hai người gặp nhau, hay yêu nhau đó đúng là thiên duyên. Còn chuyện vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trần định, đều nằm trong chính nhân thế lòng người. Đức Phật dạy rằng, dù cầu xin cũng chỉ là xin duyên, xin phận chỉ không thể xin người. Mà duyên ấy là do người tự cầu phúc mà ra, tự tạo mà ra. Phật có thể kết nối chứ không thể ban cho.
Trong biển người mênh mông, hai con người xa lạ gặp nhau là duyên tiền định, yêu nhau là phận kiếp trước, bên nhau là trả nợ đời đời. Vậy nên, nếu bạn đang muộn duyên tình, hà cớ gì lại phải đau khổ. Chưa gặp đúng người thì chưa thể gọi là muộn, chỉ bỏ lỡ muối duyên đích thực mới thật sự là muộn màng. Sống trên đời, việc ấm hay lạnh chỉ có bản thân là hiểu rõ nhất, đừng vì áo lực bên ngoài, áp lực thời gian mà sống trái lòng, yêu lầm cưới sai để cuối cùng không chỉ khổ kiếp người mà còn kết nghiệt duyên, liên lụy tới kiếp sau.
Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường. Khi chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi cũng đã quý lắm rồi. Cố chấp, sở hữu cũng chỉ làm cả hai thêm đau khổ. Phật dạy để có một tình yêu đẹp cần bốn yếu tố: “Từ - bi - hỉ - xả”.
“Từ” là khả năng mang đến hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không đồng nghĩa là hưởng thụ mà yêu thương là trao đi, làm cho người mình yêu hạnh phúc mỗi ngày. Nhân danh tình yêu nhưng không mang đến hạnh phúc cho một nửa của mình thì đó không phải là tình yêu đich thực.
“Bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, đó cũng chỉ là đam mê, say đắm nhất thời chứ không phải là tình yêu thương đích thực.
“Hỉ” chính là niềm vui. Nhân duyên thành công là khi những người trong cuộc vui, người thân hai bên họ hàng và bạn bè đều vui vẻ và hạnh phúc.
“Xả” là không phân biệt, kỳ thị trong tình yêu. Khi hai người yêu nhau, sức mạnh của tình yêu có khả năng chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Dưới đây là những lời Phật dạy sâu sắc mà giản đơn về nhân duyên:
1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
3. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
4. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
5. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại.
6. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn.
7. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
8. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
9. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
10. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.