Chi phí đào tạo và phát triển đã bị cắt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ Covid-19. Những công ty tìm ra những cách tốt hơn để phát triển lực lượng lao động với ngân sách thấp sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất về lâu dài.
Học tập phải được gắn liền với văn hóa doanh nghiệp để nhân viên có thể học hỏi liên tục và trở nên nhanh nhẹn hơn, qua đó thích nghi với những thay đổi. Dưới đây là một số chiến lược có thể phát triển được dựa trên nhu cầu của các công ty.
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, những kỹ năng có giá trị nhất trong tương lai không phải là kỹ năng kỹ thuật mà là kỹ năng mềm như sự đổi mới, kỹ năng lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc. Các công ty cần tìm cách tiếp tục nâng cao khả năng (rèn luyện khả năng mới để duy trì vai trò hiện tại) và tái đào tạo (học kiến thức chuyên môn mới để chuyển sang một vai trò hoàn toàn mới) nhân viên của họ. Các hình thức học cũng cần linh hoạt gồm cả trực tiếp và trực tuyến cũng như theo yêu cầu, từ học cơ bản miễn phí đến những khóa học chuyên sâu với chi phí cao.
2. Tái cấu trúc đội ngũ
Để phù hợp với yêu cầu về chi phí và kỹ năng, các công ty cần chuyển từ cơ cấu bộ phận sang các đội ngũ đa ngành có thể được tập hợp và sắp xếp lại dựa trên các nhu cầu khác nhau. Đặc biệt, với sự gia tăng của công việc từ xa và công việc tự do, các công ty có thể có các nhóm với các thành viên phân bổ ở các quốc gia khác nhau.
3. Đào tạo ở cấp lãnh đạo
Vai trò của nhà lãnh đạo đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Covid-19 xuất hiện, vì họ phải học cách lãnh đạo một lực lượng lao động bị phân tán ngoài dự kiến. Họ phải hỗ trợ không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt tinh thần cho nhân viên.
Họ cần phải được huấn luyện về phát triển cá nhân và đưa ra lời khuyên về cách cải thiện phản hồi và giữ vững tâm lý. Gánh nặng về chuyên môn có thể được giảm bớt bằng cách áp dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo như tăng cường mã hóa.
4. Thuê ngoài giảng viên đào tạo
Các công ty ở Mỹ có xu hướng thuê trực tiếp giảng viên đào tạo. Sau cuộc khủng hoảng này, các công ty nên cân nhân nhắc việc sở hữu một cơ cấu đào tạo và phát triển nhanh nhẹn hơn.
Việc thuê ngoài không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại sự linh hoạt bằng cách làm việc theo yêu cầu và cung cấp một lượng lớn các chuyên gia về các chủ đề khác nhau. Một số nhân viên đã nghỉ hưu cũng sẽ đóng vai trò là người cố vấn hoặc giảng dạy.
5. Học hỏi từ đồng nghiệp
Trong khi đào tạo chính thức là rất quan trọng, các công ty cũng phải phát triển các hoạt động đào tạo trong quá trình làm việc. Nếu không thể thực hiện được do cách ly xã hội, họ phải tìm cách thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Hình thức đào tạo ngược – thế hệ sau sẽ hướng dẫn những kỹ năng về công nghệ cho thế hệ trước cũng được áp dụng rất nhiều trong các công ty để giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ khác nhau.
6. Chia sẻ kiến thức
Công ty cần nỗ lực cải thiện việc chia sẻ kiến thức và các bài học kinh nghiệm. Khi nhân viên rời khỏi một công ty, những kiến thức quý giá sẽ mất đi. Do đó, các quy trình cuối cùng sự hài lòng của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các công ty phải đảm bảo các phương pháp hay nhất và bài học kinh nghiệm được chia sẻ và cập nhật liên tục.
7. Đào tạo nhân viên mới
Trong trường hợp công ty không thể phát triển và cần nhân tài mới, các công ty sẽ cần phải tìm cách cải thiện việc tuyển dụng từ xa cũng như các quy trình vận hành hiện hữu. Nhiều nhân viên đã được vào làm kể từ khi Covid-19 bắt đầu và có thể chưa biết rõ về đồng nghiệp của mình. Nội dung đào tạo không chỉ bao gồm các kỹ năng chuyên môn mà còn phải bao gồm các khía cạnh về văn hóa và giá trị cùa công ty.
Không có lựa chọn nào hoàn hảo hơn việc phát triển một phương pháp học tập kết hợp hiệu quả nhất. Trong kỷ nguyên của tri thức này, kỹ năng của nhân viên là lợi thế cạnh tranh cho bất kỳ tổ chức nào. Đầu tư vào đào tạo và phát triển là quyết định thiết yếu để các doanh nghiệp phát triển vượt bậc khi chuyển mình sang trạng thái bình thường mới.
Theo Forbes