Nếu bạn yếu một người mà không hiểu về họ, nếu bạn không thể ngừng nghĩ về ai đó, hoặc nếu tâm trạng của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào việc người ấy có liên lạc với bạn hay không, thì bạn dễ bị lệ thuộc vào mối quan hệ không lành mạnh. Đó thường là đặc điểm của những người không biết yêu thường bản thân, và luôn dựa dẫm cảm xúc vào người khác. Thế nhưng luôn có cách để chúng ta thoát khỏi tình huống tréo nghoe này.
Dưới đây là một số dấu hiệu đáng báo động của mối quan hệ không lành mạnh từ lúc tình cảm mới chớm nở. Hãy tham khảo và tránh xa, đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của những mối quan hệ độc hại.
Bạn vội vàng tin rằng bản thân đã tìm thấy tình yêu của đời mình
Có những người dễ dàng bị cảm xúc chi phối, và họ cảm thấy rạo rực với cảm xúc xốn xang trong ngày đầu ngày hẹn hò, và tin rằng mình đã gặp đúng người. Thật không may, đó là biểu hiện của sự sai lầm. Sau khi gặp một người khiến bạn có cảm giác nôn nao vui sướng, hãy chờ cho đến khi bản thân bình tĩnh trở lại.
Nếu bạn thấy mình trong tình huống như vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi vài ngày và làm điều gì đó để bạn không có thời gian nghĩ về người đó nữa.
Bạn quên đi sở thích của mình.
Đừng quên các hoạt động yêu thích và sở thích của bạn. Người yêu đích thực sẽ biết cách làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn, và bản thân họ sẽ giúp bạn hiện thực hóa điều đó.
Một người nhiệt tình và năng nổ, có nhiều sở thích khác nhau sẽ luôn hấp dẫn trong mắt đối phương. Đừng biến người ấy của bạn thành trung tâm vũ trụ cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng sẽ không công bằng nếu bạn hoàn toàn phụ thuộc vào họ vì hạnh phúc và niềm vui của riêng bạn.
Bạn nhắm mắt làm ngơ trước những tín hiệu đáng báo động.
Hãy chú ý đến bất kỳ cảm giác bất an và hoài nghi của bản thân về người ấy. Nếu người ấy có dấu hiệu khả nghi và điều đó làm bạn thấy ‘bứt rứt không yên’, đừng ngần ngại giải quyết vấn đề ngay lập tức. Đừng hy vọng nửa kia của bạn sẽ tự thay đổi. Một người coi trọng bạn sẽ biết phải làm gì chỉ sau một lần trò chuyện thẳng thắn với nhau.
Đừng biện minh cho hành động sai trái của nửa kia khiến bạn buồn lòng bằng những chấn thương thời thơ ấu, vấn đề trong công việc hoặc chuyện gia đình. Nếu bạn liên tục cảm thấy bản thân trở thành nạn nhân trong mối quan hệ của mình, hãy tìm rõ nguyên nhân tại sao.
Bạn không tin tưởng vào ý kiến của đối phương.
Nếu đột nhiên bạn thay đổi thói quen bản thân chỉ vì đối phương gây áp lực cho bạn, rõ ràng đó là một dấu hiệu không tốt. Thay đổi bản thân theo mong muốn của đối phương tức là bạn đang đánh mất một phần quan trọng của bản thân, và không còn là chính mình. Bạn có thể điều chỉnh bản thân nếu đó là cảm giác thực sự của bạn, nhưng nếu bạn đồng ý một cách mù quáng với mọi thứ mà nửa kia mong muốn, thì đó không phải dấu hiệu của mối quan hệ lành mạnh.
Bạn có nguy cơ trở thành cái bóng của người ấy, và điều này không chỉ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, tinh thần mà còn khiến nửa kia nhanh chóng chán ngán bạn hơn.
Bạn cảm thấy vô cùng ghen tị với mọi điều nhỏ nhặt.
Những trải nghiệm không vui vẻ trong quá khứ, nỗi sợ hãi hay cô đơn không ảnh hưởng đến hiện tại của bạn. Những lý do cho sự ghen tuông của bạn thực sự tồn tại hay chỉ là câu chuyện trong trí tưởng tượng của bạn? Có lẽ cảm giác ghen tuông thái quá có thể khiến mối quan hệ của hai bạn không còn tốt đẹp nữa, và nguyên nhân là ở bạn. Không ai có thể chịu được sự ngờ vực thái quá, và không ai muốn phải trấn an bạn bằng cách ‘moi hết tâm can’ để giải thích cho bạn hiểu.
Ngoài ra, còn một khía cạnh khác của việc ghen tuông: có thể bạn có lý do chính đáng để ghen, nhưng thay vì lắng nghe được lời giải thích hay xin lỗi thật lòng từ đối phương, bạn chỉ nghe được những lời phủ nhận từ với giọng điệu kích động, gây hấn như ‘Chẳng có chuyện gì cả’. Nếu bạn bỏ qua chuyện này, và tự thuyết phục bản thân cùng như những người xung quanh về mối quan hệ khăng khít giữa hai người, nhưng tâm trí luôn lo lắng, sợ hãi và nghi ngờ, thì bạn có thể cần phải xem xét lại về mối quan hệ của mình.
Bạn biện minh cho hành vi khủng khiếp của đối tác của bạn.
Khi yêu, có ai muốn làm người bình thường. Chúng ta vẫn thường nói rằng yêu là mù quáng, và khi yêu chúng ta có xu hướng nhắm mắt làm ngơ trước những khuyết điểm của nửa kia. Nhưng bạn nên tỉnh táo quan sát thái độ của người ấy đối với bạn và cách người ấy cư xử với những người quanh bạn, bởi vì những gì bạn nhìn thấy qua lăng kính khách quan có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của hai bạn về sau.
Nếu người ấy cư xử tử tế và chu đáo với bạn trong buổi hẹn hò đầu tiên, nhưng anh ta mắng mỏ thậm tệ người phục vụ chỉ vì sơ suất nhỏ, thì đây là một dấu hiệu đáng cảnh báo. Khi giai đoạn ngọt ngào của mối quan hệ đi qua, có thể chính bạn là người phải lắng nghe những lời lăng mạ của đối phương khi làm họ phật lòng.
Bạn không thể từ chối
Bạn có thể nói lời từ chối với nửa kia của mình không? Bạn không buộc phải chấp nhận mọi yêu cầu từ nửa kia của mình. Đừng ngần ngại từ chối lời mời đến các buổi gặp mặt không liên quan đến bạn, các sự kiện không phù hợp với lịch trình của bạn hoặc các yêu cầu mà bạn cảm thấy không phù hợp. Việc bạn đồng ý với các yêu cầu của đối phương vì bạn không muốn xúc phạm họ, hoặc vì bạn cho rằng người ấy sẽ không hiểu cho lý do của bạn, cảm xúc của bạn, điều đó thật phi lý. Đừng đánh mất chính mình để làm hài lòng người khác bởi vì bạn càng hy sinh và nỗ lực vì họ, họ càng cảm thấy điều đó là hiển nhiên, và không đánh giá cao bạn.