Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Đan Mạch với 187 cặp sinh đôi trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2013 đã cho thấy sinh đôi thường xu hướng trông trẻ hơn cũng như tuổi thọ dài hơn.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng phụ nữ thường có xu hướng sống lâu hơn đàn ông 6 - 8 năm do một số lợi thế về mặt sinh học cũng như sự khác biệt về hành vi giữa 2 giới tính.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5 - 25 được khuyến nghị là mức an toàn, giúp bạn sống khỏe mạnh. BMI 25 - 30 là mức thừa cân và người béo phì có BMI từ 30 - 35. Điều này có nghĩa nhóm người béo phì có thể có tuổi thọ thấp hơn so với mức bình thường.
Khảo sát trên một nhóm bệnh nhân trong 16 năm đã giúp các nhà nghiên cứu rút ra kết luận người có vòng 2 to dễ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hơn bình thường vì mỡ bụng là một dạng chất béo không có lợi cho cơ thể.
Thời gian, chất lượng giấc ngủ cũng góp phần lớn giúp bảo vệ sức khỏe, nhờ đó kéo dài tuổi thọ. Ngủ ít hơn 5 - 7 tiếng mỗi đêm có thể làm giảm 12% tuổi thọ. Thời lượng ngủ được cho là phù hợp với mỗi nhóm tuổi như sau: Người ở độ tuổi 18 - 64 nên ngủ 7 - 9 tiếng/ngày. Người trên 64 tuổi nên cố gắng ngủ 7 - 8 tiếng/ngày.
Tuy chưa có bằng chứng xác đáng nhưng một số nghiên cứu cho rằng người thuận tay phải có xu hướng sống lâu hơn.
Cũng có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng phụ nữ có dáng người cao thường có tuổi thọ xoay quanh mức 90 tuổi. Tuy nhiên, ở đàn ông, chiều cao lại không mấy liên quan đến tuổi thọ. Đối với đàn ông, 60 phút tập thể dục, thể thao mỗi ngày là chìa khóa giúp sống lâu, sống khỏe mạnh.