Theo dòng lịch sử cổ đại Trung Quốc, trải qua vô số triều đại, có thể thấy mỗi một hoàng đế lại có riêng cho mình một hậu cung, nhân số đông đảo. Mà trong ấn tượng của nhiều người, để thị tẩm các phi tần, hoàng đế thông thường sẽ sử dụng thẻ bài. Lật trúng tên ai sẽ thị tẩm người đó.
Phương pháp như vậy dựa trên xác suất, không ai có thể tranh cãi. Thế nhưng phương pháp này có thể khiến một số phi tần kém may mắn suốt đời chỉ được nhìn thấy hoàng đế vài lần, chưa nói đến chuyện hoài long thai.
Thời nhà Đường, để tránh tình trạng này, hình thức thị tẩm cũng biến đổi theo. Để công bằng hơn cho các phi tử, hoàng đế sẽ lên lịch thị tẩm theo tuần trăng.
Cụ thể, từ ngày mùng 1 đến ngày 14, hoàng đế sẽ thị tẩm các phi tần có địa vị từ thấp đến cao.
Đến ngày 15, khi trăng tròn sáng tỏ, hoàng đế sẽ tới cung hoàng hậu nghỉ ngơi và mặn nồng với hoàng hậu.
Từ ngày 16 - hết tháng, hoàng để tiếp tục sủng hạnh các phi tần, nhưng lần này theo thứ tự từ trên xuống dưới. Vì vậy, ngày 16, tiếp tục là ngày của hoàng hậu, sau đó mới đến các tần phi khác.
Như vậy, ngày 15 và 16 hàng tháng, khi trăng tròn nhất, hoàng hậu có thể độc chiếm sủng ái của hoàng đế, thể hiện rõ địa vị mẫu nghi thiên hạ, cao cao tại thượng của mình chốn hậu cung.
Thế nhưng, hậu cung giai nhân nhiều như mây, phi tần địa vị thấp cũng có số lượng rất lớn. Vì vậy để đảm bảo có thể thị tẩm đủ hết các mỹ nhân này, có đêm, hoàng đế phải một lần "phục vụ" tới 9 phi tử.
Đáng nói, tất cả những phi tử này đều không chịu thua kém nhau, luôn cố sức lấy lòng hoàng đế, nỗ lực muốn hoàng đế ân ái với mình, nhằm hoài thai, củng cố địa vị.
Có thể thấy, thực tế làm hoàng đế cũng không sung sướng gì. Ban ngày bận rộn, mệt mỏi xử lý chuyện quốc gia đại sự, đêm đến lại phải lao lực lâm hạnh các mỹ nhân, đúng là chuyện khiến người ta khó lòng vui nổi.