Dân mạng ào ào ném đá quảng cáo "Mình uống đi cho khỏe" của VTV: "Rồi sau này trẻ em cứ khỏe kiểu đó thì sao"

"Cho rằng quảng cáo phản cảm" là hầu hết các ý kiến của cư dân mạng sau khi xem đoạn quảng cáo nước tăng lực "Mình uống đi cho khỏe". Hiện tại, đoạn quảng cáo này trên sóng của VTV đang trở thành tâm điểm chỉ trích, ném đá của hàng nghìn người dùng mạng xã hội.

Nhiều giờ qua, trên mạng xã hội lan truyền ý kiến của một giảng viên đại học ở Hà Nội gửi đơn ý kiến lên Đài truyền hình Việt Nam VTV, phàn nàn về việc ông cảm thấy đoạn quảng cáo trên sóng nhà đài là phản cảm, thiếu tế nhị và "coi thường đồng bào dân tộc thiểu số".

Theo Tuổi trẻ,  phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Minh - cán bộ giảng dạy tại khoa kiến trúc và quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết gần đây ông cảm thấy khó chịu khi liên tục phải nghe tivi nhà hàng xóm phát một clip quảng cáo nước tăng lực rất phản cảm. 

 

Bị tố dựng chuyện tình nguyện đi chống dịch để Pr bản thân, nữ sinh Đà Nẵng giãi bày: Cả đêm hai mẹ con không ngủ được

Không thể chịu đựng nhiều hơn, ngày 12-3, ông Minh mở tivi nhà mình để tận mắt xem clip quảng cáo kia. Kết quả là ông "thật sự thấy rất phản cảm", đặc biệt là đoạn cuối trưng cả chuyện giường chiếu trên truyền hình cho khán giả xem vào khung giờ vàng thường có cả trẻ em theo dõi.

"Tôi kiến nghị dừng phát đoạn quảng cáo này, và VTV phải có lời giải thích với khán giả vì sao lại để lên sóng một tiết mục quảng cáo kém văn hóa như vậy!" , ông nói.

 

Không chỉ giảng viên đại học này mà rất nhiều người khác cũng cùng chung ý kiến. Ngay sau khi ý kiến của PGS, TS Nguyễn Quang Minh được đăng tải, rất nhiều người bày tỏ sự đồng ý, lên tiếng chỉ trích quảng cáo thiếu tế nhị của nhà đài. 

"Tôi thấy quảng cáo này rất nhảm nhí. Con trai tôi đang tuổi dậy thì, khi cháu xem tôi thấy cháu hiểu ẩn ý của quảng cáo này và cười ma mãnh, tôi hiểu được ý nghĩ của cháu. Còn gái 8 tuổi của tôi lại hỏi: 'Mẹ ơi, sao đi ngủ lại còn uống nước ngọt và nói uống đi cho khỏe?'

Thiết nghĩ, nhà phát sóng nên xem lại trước khi đưa lên quảng cáo, rất ảnh hưởng đến suy nghĩ và lối sống của thế hệ trẻ nhỏ.", độc giả giấu tên cho biết.

 

Độc giả Tieunho: "Mục tiêu quảng cáo là để làm mọi người có thể hiểu và tin tưởng sản phẩm của nhà sản suất chứ không phải 'Khỏe...tình'. Hiện nay, trẻ em đang ở nhà do dịch Covid-19, người tiếp thu thông tin quảng cáo nhiều nhất là trẻ em chứ không phải người lớn.

Vậy sau này trẻ em cứ khỏe kiểu đó thì sao, rồi bảo sao con cái chúng ta hư sớm, ai tạo ra quảng cáo này có hỏi chính con cái của mình là thông tin này được hay không được chưa? Cần xem xét kỹ trước khi phát sóng".

"Mình thấy nó rất vô duyên, yêu cầu đài truyền hình cần cân nhắc kĩ trước khi phát sóng một quảng cáo nào đó tương tự như quảng cáo này, không thấy tác dụng tích cực ở đâu, chỉ thấy con trẻ nó bị tiêm nhiễm 1 suy nghĩ rất lố bịch và nguy hiểm".

"Công nhận mỗi khi nghe thấy mục quảng cáo này thật là khó chịu chẳng muốn nghe chứ đừng nói là mua nữa".

"Đề nghị Quảng cáo không được nói quá, để đánh lừa người tiêu dùng, mà chỉ nói trong phạm vi chất lượng thật của sản phẩm. Tôi lấy VD như uống 1 hợp sữa ** can xi mà đập tan được cả bàn đá là không đúng sự thật. Và nhiều quảng cáo rất hư cấu khác". 

 
 
Bình luận chê bai của cộng đồng mạng

Hầu hết các ý kiến đều lên tiếng chỉ trích quảng cáo phản cảm này và cho rằng, một đài truyền hình quốc gia không nên đưa quảng cáo này vào các khung giờ phát sóng, đặc biệt là cả khung giờ vàng.

Hiện tại, phía VTV vẫn chưa có phản hồi về các ý kiến ném đá của cộng đồng mạng về quảng cáo thiếu tế nhị này.

Hình ảnh tàn tạ, xuống sắc như "cò hương" của Ngân 98 sau thời gian yêu "thầy giáo" hơn 16 tuổi