Nghiên cứu của Mỹ: Người Việt thông minh "đáng gờm" top thế giới, học giỏi hơn cả Mỹ, Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu đã không khỏi ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu một trong số đó là thử nghiệm TIMSS, cho thấy người Việt Nam vượt trội hơn so với người dân ở các quốc gia khác có GDP bình quân đầu người tương đương.

Việt Nam được xem là một trong những ngoại lệ lớn nhất của nền giáo dục: Về cơ bản, đây là quốc gia có thu nhập thấp duy nhất có thể làm các bài kiểm tra học thuật quốc tế tương đương với trình độ của các quốc gia giàu có.

Rõ ràng là có một mối quan hệ giữa sức mạnh kinh tế của một quốc gia và cách mà học sinh của họ thực hiện tốt các bài kiểm tra. Nhưng ở Việt Nam, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng một phần của Hoa Kỳ, lại thực sự tốt hơn về mặt giáo dục so với mong đợi đối với một quốc gia ở mức thu nhập thấp và không ai thực sự biết tại sao.

Kết quả bất ngờ từ điểm số của các học sinh Việt Nam

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu so sánh hai bài kiểm tra quốc tế trong nỗ lực tìm hiểu “ấn tượng Việt Nam”. Một trong số đó là thử nghiệm TIMSS, cho thấy người Việt Nam vượt trội hơn so với người dân ở các quốc gia khác có GDP bình quân đầu người tương đương.

Một nghiên cứu năm 2014 của Abhijeet Singh đã phân tích kết quả từ nghiên cứu Oxford Young Lives, cho rằng lợi thế của Việt Nam đó là việc học được bắt đầu sớm, trẻ em Việt Nam có phần vượt trội hơn so với những nước phát triển khác ngay cả khi là chúng chỉ mới 5 tuổi, và khoảng cách này tăng lên mỗi năm. Bài báo cũng cho thấy “Một năm học tiểu học ở Việt Nam hiệu quả hơn về mặt học tập kỹ năng so với một năm học ở Peru hoặc Ấn Độ.”

Vậy nên câu hỏi đặt ra ở đây là: “Tại sao chênh lệch năng suất học tập mỗi năm lại lớn hơn nhiều ở mỗi quốc gia khác nhau?’ Hay nói một cách đơn giản, tại sao giáo dục ở một số nước lại tốt hơn?”

Một bài báo mới đây của các nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới – Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik đang cố gắng trả lời câu hỏi đó. Họ đã nghiên cứu Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA) và sử dụng điểm số từ năm 2012.

Trong số 8 quốc gia đang tham gia PISA, thì Việt Nam có GDP bình quân đầu người thấp nhất, ở mức 4.098 đô la. Nhưng bất ngờ thay, Việt Nam vẫn đạt điểm cao hơn các quốc gia đang phát triển khác – ngang bằng với Phần Lan và Thụy Sĩ so với Colombia hoặc Peru – những nước đang được đánh giá là có nền giáo dục bậc nhất thế giới.


Điểm số trung bình của môn Toán so với GDP của Việt Nam gần bằng với cả Phần Lan lẫn Thụy Sỹ

Vậy thì nhờ đâu mà Việt Nam lại có được kết quả tốt trong học tập?

Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã sử dụng dữ liệu PISA – bao gồm các câu hỏi về lý lịch học sinh, kinh nghiệm học tập và hệ thống trường học – để xem những gì Việt Nam đã và đang làm cho những học sinh của mình tốt hơn nhiều so với nền kinh tế của họ. Họ thấy rằng các khoản đầu tư vào giáo dục và “sự khác biệt văn hóa” có thể giải thích phần nào điểm khác biệt.

Nhìn chung, sinh viên Việt Nam thường có xu hướng tập trung hơn và nghiêm túc hơn với việc học ở trường. Họ ít khi trễ học, ít vắng mặt không có lý do và cũng ít cúp học. Bên cạnh đó, họ còn dành khoảng ba giờ mỗi tuần để học thêm ngoài trường. Họ ít lo lắng hơn về toán học và tự tin hơn về cách họ sẽ sử dụng nó trong tương lai.

Ngoài ra, phụ huynh ở Việt Nam cũng thường tham gia vào cuộc sống học tập của con cái, giúp đỡ hoặc gây quỹ tại trường cũng như đầu tư về giáo dục ngay từ nhỏ. Mặc dù có những bất lợi về kinh tế, nhưng cơ sở vật chất trong trường học vẫn luôn được đáp ứng tốt. Ngay cả giáo viên cũng có nhiều cách dạy khác nhau, không ra dáng như một cái máy tự động và cũng không trực tiếp xen vào việc học hay tạo áp lực cho học sinh.

Những gương mặt xuất sắc điển hình

1. Chris Khoa Nguyễn

Nhờ sở hữu vẻ ngoài siêu đẹp trai, mà cậu bạn sinh năm 1994 này đã từng khiến bao nhiêu cô gái phải gục ngã, và cũng vô cùng thán phục trước tài năng của mình. Là một trong những sinh viên của Đại học Exeter, Anh Quốc, cậu có thể thông thạo được tận 7 thứ tiếng, từng thực tập tại 8 ngân hàng danh giá ở nhiều nước và nhận được 6 lời mời từ các công ty lớn như Google, Apple, Goldman Sachs, BlackRock, Bank of England và HSBC.

2. Nguyễn Quỳnh Anh

Cô bạn sinh năm 1998 này đang là du học sinh của trường Đại học Quốc tế Tokyo, Nhật Bản. Ở cấp 3, cô bạn từng có nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ về các giải thưởng tiếng Anh như Giải khuyến khích Olympic cấp cụm Ba Đình tiếng Anh lớp 10, giải nhì tiếng Anh Olympic cấp cụm Ba Đình lớp 11, giải ba tiếng Anh cấp Thành Phố Hà Nội lớp 12….

Ở môi trường học tập nước bạn, Quỳnh Anh cũng thể hiện được nhiều kỹ năng xã hội của mình và được nhà trường ban tặng giải thưởng Nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc năm 2017 nhờ tham gia nhiều hoạt động. Và cũng trong năm đó cô bạn cũng đạt được danh hiệu Hoa khôi du học sinh Việt tại Nhật Bản – Miss VYSA.

Tạm kết

Có lẽ chính nhờ những điều nhỏ nhặt, chút đóng góp từ mỗi thành phần mà nền giáo dục của Việt Nam thường vượt trội hơn so với những nước phát triển khác. Giống như người ta hay đùa rằng, người châu Á thường có một khả năng trời phú về những con số, hay nói chung là Toán học.