Nhìn lại sự nghiệp 85 năm cuộc đời Karl Lagerfeld: Nắm quyền sáng tạo 3 nhà mốt đình đám nhất thế giới

Karl Lagerfeld đã bỏ lỡ show diễn cuối cùng của mình - show diễn Haute Couture Xuân/Hè 2019.

 

Ngày 19/2, giới mộ điệu thời trang toàn cầu bàng hoàng trước sự ra đi của ông hoàng làng thời trang Karl Lagerfeld sau nhiều ngày đổ bệnh nặng. Lagerfeld đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự phát triển của ngành thời trang thế giới, cũng như thương hiệu đình đám Chanel. Ông được mệnh danh là "bố già" của làng thời trang, người đã vực dậy đế chế Chanel khi đang bên bờ phá sản.

Karl Lagerfeld đã dành gần cả cuộc đời 85 của ông cho việc sáng tạo không mệt mỏi. Vốn mang niềm đam mê cháy bỏng với ngành thiết kế thời trang từ thuở bé, Karl đã từng bước một chinh phục giới mộ điệu tại Paris – “cái nôi thời trang của thế giới”. Chàng thanh thiếu niên Karl đã nhanh chóng được tham gia vào những đội ngũ đáng ao ước của các nhà thiết kế trẻ thời bấy giờ, như làm việc tại Jean Patou, Chloé, Fendi,… và Karl Lagerfeld trở thành Giám đốc Sáng tạo của Chanel kể từ năm 1983.

Karl Lagerfeld

Khi còn sống, Lagerfeld luôn xuất hiện với vẻ chỉn chu. Ông trung thành với vest đen, đeo găng tay. Nhà văn Andrew O’Hagan từng kể khi gặp Karl Lagerfeld, ông nhận ra nhà thiết kế đánh một lớp phấn nhẹ. "Ánh mắt ông sáng ngời, nhưng chỉ những ai ông cho phép mới được nhìn thấy ánh mắt đó", O’Hagan viết. Lagerfeld luôn đeo kính râm để tránh bị người khác đọc được cảm xúc, suy nghĩ. Nhà thiết kế nói: "Tôi thích quan sát người khác nhưng không thích bị quan sát".

Karl Lagerfeld luôn xuất hiện với trang phục màu sẫm, kính râm và đeo găng tay.

Karl Lagerfeld sinh ngày 10/9/1933 tại ngôi làng ở Đức, trong một gia đình khá giả. Cha ông - Otto Lagerfeld - kinh doanh sữa đặc còn mẹ bán nội y. Trong phim tài tiệu Karl Lagerfeld: A Lonely King (Karl Lagerfeld: Ông hoàng cô độc), Lagerfeld nói vì lớn lên ở làng quê, từ nhỏ ông mơ về những thành phố phù hoa, đặc biệt là Pháp. Ông đến Pháp vì cảm thấy nơi này gần gũi với quan điểm thẩm mỹ của mình.

Ông chính thức bước chân vào lĩnh vực thời trang khi vượt qua hơn 200.000 ứng viên và giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế thời trang năm 1954. Sau thành tích đó, Karl Lagerfeld được mời thực tập tại nhà may Pháp Pierre Balmain với vai trò là trợ lý và được đề nghị sản xuất trang phục do ông thiết kế trong bản vẽ.

Karl Lagerfeld chụp ảnh cùng người mẫu sau khi thắng hạng mục thiết kế áo khoác tại một cuộc thi thời trang do Hội đồng Len Quốc tế tổ chức tại Paris vào năm 1954.

Năm 1960, ông là giám đốc nghệ thuật của thương hiệu thời trang Jean Patou.

Tiếp đó, Lagerfeld rời Jean Patou, làm nhà thiết kế tự do, sáng tạo cho nhiều nhà mốt trong đó có Tiziano và Chloé. Ban đầu, Lagerfeld chỉ thiết kế một vài mẫu cho Chloé trong mỗi mùa. Dần dần, ông đảm nhiệm toàn bộ thiết kế trong các bộ sưu tập. Váy áo Xuân Hè 1973 là bộ sưu tập kinh điển, nổi tiếng nhất mà ông thực hiện cho Chloé.

Lagerfeld chỉnh lại mẫu thiết kế cho người mẫu đình đám Paris thập niên 60 Ines de la Fressange. Lúc này, ông đang là nhà thiết kế của Chloé tại Paris.

Lagerfeld bên các mẫu phác thảo cho Chloé

Năm 1965, Lagerfeld bắt đầu hợp tác với Fendi, biến cửa hàng lông thú và đồ da của thành Roma thành một trong những thương hiệu thời trang lớn của thế giới. Lagerfeld dồn tâm huyết cho nhà mốt Fendi, ký hợp đồng làm việc trọn đời với thương hiệu này. Từ giữa thập niên 1970, Lagerfeld đã là tên tuổi hiển hách của làng thời trang thế giới.

Lagerfeld biến Fendi thành thương hiệu thời trang cao cấp thế giới

Lagerfeld chụp ảnh cùng 5 chị em nhà Fendi

Năm 1977, Lagerfeld đến Nhật Bản và tìm hiểu văn hóa thời trang của cường quốc châu Á.

 

Đầu thập niên 1980, Lagerfel nhận làm nhà thiết kế chính cho Chanel, lúc đó ông 49 tuổi. Khi ấy,, nhà sáng lập thương hiệu Coco Chanel qua đời được 12 năm. Thương hiệu gần như không còn sức sống. Chủ tịch tập đoàn cấp bách tìm kiếm nhà thiết kế có thể giúp Chanel giành lại hào quang. Lagerfeld nhận được lời mời khi đang làm cho Chloé.

Lúc bấy giờ, mọi người đều can ngăn ông đến với Chanel. "Ai cũng bảo tôi bỏ qua lời mời, thương hiệu đó đã chết, không thể cứu vãn", Lagerfeld từng nói với New York Times. Song, với ông, đó là một thử thách. Lúc mới đến Chanel, Lagerfeld không được nhân viên ở đây yêu mến. Họ "bằng mặt mà không bằng lòng" với nhà thiết kế. Ở đây, Lagerfeld đưa ra các quyết định sống còn, làm sống dậy nhà mốt già cỗi, không còn sức sống. Một trong các di sản của Karl Lagerfeld chính là việc ông chưa bao giờ tạo ra một triết lý thời trang dễ nhận biết để căn cứ vào đó mà thiết kế.

Tuy nhiên, việc không sở hữu một phong cách quen thuộc nào lại giúp ông linh động và dễ dàng trong việc tái tạo hình ảnh của Chanel trở nên hiện đại hơn qua các thời kỳ. Đến nay, Chanel giữ vững vị trí thương hiệu xa xỉ thành công bậc nhất thế giới. Bí quyết của giám đốc sáng tạo là nỗ lực hơn người. Bên cạnh kế thừa truyền thống, Lagerfeld tìm tòi các yếu tố mới mẻ. Lagerfeld gọi bản thân là một cỗ máy thời trang ở Chanel. Để đi lên, ông bắt buộc không ngừng thiết kế.

Hình ảnh Karl Lagerfeld xuất hiện sau show diễn đầu tiên ông thực hiện cho Chanel vào năm 1983.

Hậu trường trong show diễn của Lagerfeld tại Chanel Thu - Đông năm 1985

Nhà thiết kế huyền thoại cùng người mẫu Ines de la Fressange trước show Thu - Đông 1987 của Chanel.

Chắc sẽ phải rất lâu nữa làng mốt mới có những sàn catwalk "đỉnh cao" như thời Karl Lagerfeld

Lagerfeld sánh đôi cùng “bà đầm thép” của tạp chí Vogue, Anna Wintour, tại lễ trao giải thường niên của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ lần thứ 12 tại New York vào năm 1993.

Giám đốc sáng tạo Chanel xuất hiện trên sàn catwalk cùng người mẫu Claudia Schiffer (đứng sau) và những chân dài khác sau khi kết thúc show Thời trang Thu - Đông năm 1995.

Lagerfeld  trong show diễn Xuân - Hè đầy thành công của Chanel vào năm 2005

Triển lãm "Karl Lagerfeld - Photografies" diễn ra ở Apolda, Đức.

Lagerfeld bảnh bao, năng động trong show Thu - Đông của Chanel năm 2006.

Lagerfeld bước trên đường băng trong show Xuân - Hè của Chanel năm 2014.

Dàn người mẫu vây quanh Lagerfeld tại show Xuân - Hè của Chanel năm 2015, lấy chủ đề "phản kháng".

Ông xuất hiện cùng Lady Gaga tại show thời trang Xuân - Hè của Celine trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Paris 2019.

Lý do giới mộ điệu hay gọi Karl Lagerfeld là “bố già” của làng thời trang không chỉ bởi hơn 60 năm gắn bó với nghề, mà còn ở tư duy sáng tạo vượt bậc. Điều đó được minh chứng khi các show diễn của Chanel luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong những tuần lễ thời trang quốc tế và Karl Lagerfeld chưa từng khiến người yêu thời trang phải thất vọng.

Sự ra đi đột ngột của Karl Lagerfeld là câu hỏi lớn về con đường tương lai của Chanel trong thời gian tới

 Chanel đưa ra thông báo xác nhận Giám đốc sáng tạo mới sẽ là Virginie Viard - trợi lý của đắc lực của  Karl Lagerfeld  khi ông còn sống. 

Quảng cáo trên website We25 để 20 triệu độc giả Đẹp biết đến thương hiệu của bạn. Liên hệ hotline: 01696268848

Song Hye Kyo đăng tải bộ ảnh thời trang chụp cùng Karl Lagerfeld nhằm tiếc thương huyền thoại quá cố